Bí ẩn 'vật nặng' đè cơ thể mỗi đêm

Bí ẩn 'vật nặng' đè cơ thể mỗi đêm

Thứ 6, 19/07/2013 19:47

Thỉnh thoảng, chị Thùy Dương ở Thanh Hóa gặp phải tình trạng người tế cứng, không thể cử động được, cảm giác có vật gì đó rất nặng đè lên ngực cho dù vẫn đang ngủ. Chị cố hết sức để vùng vẫy, đẩy cái "vật nặng" vô hình ấy ra nhưng các cơ gần như không chịu nhúc nhích.

Lúc đó, trong đầu chị chỉ muốn lớn tiếng gọi người bên cạnh để giúp đỡ mong thoát khỏi trạng thái đáng sợ đó nhưng chỉ phát ra âm thanh ú ớ rất nhỏ. Những lúc như thế, chị phải tự vật lộn rất lâu mới có thể tỉnh dậy, nhưng mồ hôi ướt đẫm, người mỏi nhừ, thở hổn hển vì mệt. Sau này chị mới biết, hiện tượng đó gọi là bóng đè.

Có thời gian, do công việc quá bận rộn nên chị ít có thời gian chăm sóc sức khỏe bản thân khiến cơ thể bị suy nhược trầm trọng. Những cơn bóng đè xuất hiện thường xuyên hơn, ngay cả lúc vừa chợp mắt, ngủ lơ mơ, thậm chí là ngủ trưa. Chính vì vậy, mà chị thường bảo người nằm bên cạnh khi ngủ rằng nếu thấy chị ú ớ thì gọi dậy.

Gia đình - Bí ẩn 'vật nặng' đè cơ thể mỗi đêm

Người bị bóng đè cảm thấy khó thở, mệt mỏi, sợ hãi. Hình minh họa

Theo các nhà khoa học, bóng đè là hiện tượng rối loạn giấc ngủ không có tổn thương thực thể xuất hiện khi ngủ. Một số người khi đang trong giấc ngủ, bất chợt cảm thấy mình rất tỉnh, mắt vẫn mở to nhưng cảm giác có vật gì đó, hay ai đó đè nặng lên ngực mình, tay chân không cử động được, không nói được, cố gắng vùng vẫy la hét nhưng không được.

Nguy hiểm hơn, bị bóng đè trong khi ngủ có thể gây cảm giác ngưng thở, ngạt thở, sợ toát mồ hôi, muốn kêu cứu, cựa quậy mà đành chịu, thậm chí cố hết sức cũng không thể nào trở mình ngồi dậy để thoát khỏi cái bóng vô hình đè nặng đó. Một lúc sau tỉnh lại thấy mình vừa mơ ngủ nhưng lại cảm nhận thấy hiện tượng vừa xuất hiện rất thật, tim đập nhanh, mồ hôi vã ra. Điều này làm cho người bị bóng đè sợ hãi dẫn đến mất ngủ.

Một số người nghĩ rằng bị bóng đè biểu hiện là đã nhìn thấy ma quỷ, nghe được tiếng bước chân, giọng nói của ai đó. Khi bóng đè xảy ra, vỏ não được kích thích rất mạnh khiến con người trở nên tỉnh táo, nhưng thực chất là có sự ngắt liên hệ giữa não với các bộ phận cơ thể, làm cho người bị bóng đè cảm thấy tê liệt giống như có ai đang đè chặt lên người mình.

Hiện tượng nghe những hình ảnh ma quỷ, âm thanh kỳ dị khi bị bóng đè thực chất chỉ là những ảo ảnh được tạo ra tại vùng vỏ não xử lý hình ảnh và âm thanh. Khi căng thẳng thần kinh lo lắng nhiều dẫn đến kích thích các nơron thần kinh đã tự động tạo ra những gì mà người bị bóng đè tưởng là "nghe”, hoặc "nhìn” thấy thật.

Trường hợp của chị Nguyễn Thị Ái, xóm 5, xã Quảng Thành, TP Thanh Hóa, sau nhiều lần bị bóng đè, chị đã kể cho những người xung quanh, nhiều người bảo đó là do “ma đè”. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bóng đè là hiện tượng bình thường của giấc ngủ chứ không liên quan gì đến ma quỷ.

Đến nay, gia đình chị Ái chuyển về nhà mới đã được một thời gian. Căn nhà mới được hai vợ chồng chị bài chí phong thủy khá công phu. Nhưng chị Ái vẫn bị bóng đè: "Không hiểu sao đêm nào tôi cũng ngủ mơ. Giấc ngủ cứ chập chờn theo kiểu nửa thức nửa tỉnh. Lúc đó, tôi thấy có những con vật không rõ hình hài làm cho đầu óc tôi như phát điên, khó thở. Dù vẫn tỉnh táo, nhưng tôi không thể cựa quậy, tứ chi bất động, cảm giác như có vật nặng đè lên người. Phải một lúc sau tôi mới vùng dậy được. Sự việc đó đã diễn ra liên tục trong một thời gian dài khiến tôi vô cùng hoang mang".

Các nhà nghiên cứu James Cheyne và Gordon Pennycook của đại học Waterloo (Canada) đã mở một cuộc khảo sát trên 293 người, hầu hết là nữ giới. Chẳng biết có phải là do quan niệm nữ yếu vía hơn nam hay sao mà phụ nữ thường là đối tượng bị bóng đè nhiều nhất. Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy bóng đè xảy ra với tần suất từ 5 đến 60%, phụ thuộc vào phương pháp nghiên cứu. Có những người bị bóng đè thường xuyên nhưng có người cả cuộc đời chỉ bị một đến hai lần.

Chính vì thế, giới chuyên gia bác bỏ khả năng bóng đè là một hiện tượng siêu nhiên. Nó diễn ra khi não và cơ thể không đồng điệu trong lúc ngủ. Trong suốt quá trình ngủ được gọi là chuyển động mắt nhanh (REM), con người hay mơ, nhưng các cơ trên toàn thân được thả lỏng đến mức tê liệt, có lẽ nhằm giữ cho con người không thực hiện những tác động trong giấc mơ.

Các nhà nghiên cứu cũng đã xác định được 2 loại hóa chất của não, hay còn gọi là glyacine và GABA, chịu trách nhiệm cho tình trạng liệt cơ này.   

Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu ra những liệu pháp chữa trị bệnh bóng đè, vì bóng đè tuy không ảnh hưởng nhanh và trực tiếp đến cơ thể nhưng dần dần nó sẽ làm thoái hóa thần kinh của chúng ta.

Duyên Trần

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.