Cá mập yêu tinh sống trong một phạm vi rộng lớn bao gồm Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, nhưng thường gặp nhất là ở ngoài khơi Nhật Bản.
Ngư dân Nhật Bản bị thu hút bởi chiếc mũi dài của chúng. Nó khiến họ nhớ đến câu chuyện dân gian về một con quỷ mũi dài được gọi là tengu. Thế nên, họ gọi nó là tengu-zame nghĩa là cá mập yêu tinh.
Cá mập yêu tinh hiếm khi được nhìn thấy, bởi chúng sống ở độ sâu khoảng 1.200 m. Loài cá mập này có đôi mắt nhỏ và ở độ sâu mà chúng sống, những giác quan khác giúp cá mập yêu tinh sinh tồn.
Vòng đời của cá mập yêu tinh đến nay vẫn còn là một bí mật. Cách thức giao phối và sinh sản của chúng vẫn chưa được biết đến.
Không ai biết, kích thước tối đa của cá mập yêu tinh là bao nhiêu. Nhữnh có ý kiến cho rằng, con đực trưởng thành thường có chiều dài từ 2,4 - 3,1 m và con cái là từ 3,1 - 3,5 m. Cá mập yêu tinh lớn nhất bắt được có chiều dài tới 3,9 m và nặng 210 kg.
Điểm đặc biệt nhất của cá mập yêu tinh là chiếc mũi dài và dẹt. Nhìn từ trên xuống, nó giống như một thanh kiếm. Một số ý kiến cho rằng, chiếc mũi dài dùng để chọc hay lấy thức ăn trong các khe hẹp, những cũng có ý kiến nó được sử dụng để cảm nhận di chuyển về con mồi.
Dù mục đích là gì thì các nhà khoa học cũng chắc chắn một điều, chiếc mũi dài của chúng được tiến hoá để phục vụ cho việc sinh tồn.
Hàm của cá mập yêu tinh có các dây chẳng đàn hồi. Khi con mối xuất hiện, hàm sẽ nhô ra và đớp mồi. Khi hàm nhô ra, miệng của cá mập yêu tinh chiếm từ 8,6% – 9,4% tổng chiều dài cơ thể. Kiểu ăn độc đáo này của cá mập yêu tinh đã được trường đại học Hokkaido nghiên cứu và gọi là “ăn bằng súng cao su”.
Hàm của cá mập yêu tinh rộng, mang lại nhiều thuận lợi trong việc bắt mồi. Răng phía trước của chúng sắc và mỏng dùng để cắn và xé thịt. Trong khi, răng sau phẳng, rộng để nghiền thịt và xương cứng.
Tại sao cá mập yêu tinh lại có bộ hàm kỳ dị đến vậy? Câu trả lời liên quan đến cách chúng bơi. Cá mập yêu tinh là loài cá săn mồi thân mềm, vây nhỏ, đuôi linh hoạt để tạo lực đẩy nhanh. Chính những đặc tình này khiến chúng di chuyển chậm. Vì vậy, để có thể đớp được con mồi chúng cần cơ chế “ăn bằng súng cao su” để khắp phục điểm yếu di chuyển chậm và điều kiện ánh sáng yếu.
Năm 2003, một nhóm nghiên cứu Nhật Bản đã kiếm tra dạ dày của 121 con cá mập yêu tinh bắt được trong một hẻm núi dưới đáy biển. Họ tìm thấy các loại giáp xác, mực và cá biển sâu. Bạch tuộc, tôm cũng tìm thấy trong hệ tiêu hoá của chúng.
Các chuyên gia cho rằng giống như nhiều loại cá mập khác, cá mập yêu tinh có màu xám. Nhưng năm 1976, các nhà khoa học đã chụp được hình ảnh một con cá mập yêu tinh có màu hồng.
Cá mập yêu tinh có làn da mờ thiếu sắc tố và nhờ những mạch máu năm ngay bên dưới lớp da, cá mập yêu tinh khi còn sống sẽ có màu hồng – trắng hoặc tím – xám. Tuy nhiên, sau khi chết, màu sắc của chúng thay đổi, da chuyển sang màu nâu hoặc xám.
Cá mập yêu tinh là nguồn cảm hứng cho nhiều bộ phim nổi tiếng. Chiếc mũi dài và phần hàm đáng sợ của chúng đã tạo góp phần tạo nên những loài vật chết chóc trong nhiều thước phim.
Clíp về cá mập yêu tinh:
HOÀ AN (Theo MF)