Bị băng chặt vào xe lăn vẫn “đứng lớp”

Thứ 6, 28/12/2012 00:08

Toàn thân bị băng chặt vào xe lăn nhưng tiến sỹ Lee Sang Mook vẫn say sưa giảng bài về môn địa vật lý biển ở Đại học Quốc gia Seoul. Trên màn hình máy chiếu sau lưng thầy là những biểu đồ sinh động tái hiện quá trình hình thành các đại dương trên Trái đất.

Để hiển thị các biểu đồ, thầy Lee - bị liệt từ cổ trở xuống - dùng miệng điều khiển chuột máy tính, trông giống cái chai, được kết nối với laptop: Thầy mấp máy môi để nhắp chuột trái, phồng má để nhắp chuột phải, mấp máy môi kết hợp với gật đầu để cuộn chuột lên xuống.

“Đừng để ý đến một nhân vật cũ kỹ như tôi nữa!”

Tuy toàn thân bất toại, hệ quả của vụ tai nạn ô tô cách đây mấy năm, nhưng thầy Lee, 46 tuổi, vẫn miệt mài với công tác giảng dạy. Nỗ lực chiến thắng số phận đã đưa thầy trở thành tấm gương cho người tàn tật ở Hàn Quốc. Báo chí xứ kim chi nhiều năm qua vẫn ví Tiến sĩ Lee Sang Mook là một “Stephen Hawking của Hàn Quốc”. Chỉ khác ở chỗ, Stephen Hawking nghiên cứu về vũ trụ còn Lee Sang Mook nghiên cứu ở dưới đại dương biển cả.

Thầy Lee gặp nạn vào mùa thu năm 2006 trong chuyến đi thực địa ở vùng sa mạc California. Chiếc xe thầy cầm lái chẳng may bị lật. Tỉnh lại sau 3 ngày hôn mê, thầy Lee được biết đốt sống cổ thứ 4 của mình đã gãy, tổn thương này khiến thầy mất khả năng điều khiển tay chân của mình. Đôi chân không còn nhưng thầy sẽ không bao giờ tàn phế nếu biết dạy khối óc làm việc.

Hình minh họa

Thời gian trôi thầy ngấm dần câu nói cũng là lời khuyên của thầy khi đọc sách, khám phá nhiều điều mới lạ khắp các phương trời với những chuyện phiêu lưu kỳ thú. Thầy muốn khám phá thế giới qua từng trang sách, và để mở rộng cái thế giới đó hơn nữa trên đôi chân bị liệt, thầy Lee vẫn quyết định làm thầy giáo.

Và cho đến khi lần đầu tiên được đọc cuốn “Những người khốn khổ”, thầy thấy mình còn hạnh phúc, may mắn quá bởi những nhân vật sống trong từng trang sách, cuốn truyện còn có số phận bi đát hơn mình, vậy mà những con người dù trong tận cùng của sự tuyệt vọng vẫn vươn lên. Tình yêu cuộc sống luôn chiến thắng khó khăn và sự khắc nghiệt của cuộc đời.

Trong thời gian điều trị ở Mỹ, các chuyên gia vật lý trị liệu giới thiệu với thầy Lee thiết bị có thể sử dụng như chuột máy tính. Thầy học cách sử dụng nó nhanh đến nỗi chỉ 3 tuần sau đó, thầy được xuất viện về nước.

Ở Hàn Quốc, những người như thầy Lee một phần do mặc cảm với hình thể không trọn vẹn, một phần do xã hội ít nhiều vẫn còn thành kiến với người tàn tật nên thường sống thu mình với thế giới bên ngoài. Gia đình cũng không muốn họ tiếp xúc với xã hội vì sợ bị phân biệt đối xử. Quyết tâm tiếp tục theo đuổi sự nghiệp “trăm năm trồng người” tại trường đại học danh tiếng nhất nước – Đại học Quốc gia Seoul của Lee khiến gia đình không đồng ý với thầy.

Cha mẹ và vợ thầy Lee chỉ muốn thầy ở lại Mỹ chuyên tâm tập vật lý trị liệu với hy vọng sẽ phục hồi được phần nào cử động ở tay chân; rồi sau đó thầy muốn làm gì thì tùy quyết định. Nhưng thầy không chịu. Thầy quyết định bằng giá nào ngay ở thời gian này cũng phải quay lại trường tiếp tục giảng dạy. Việc điều trị của thầy có thể gắt quãng, nhưng bải giảng không thể thiếu vắng. Bởi trong thầy luôn đau đáu một suy nghĩ rằng, nếu tạm ngừng giảng dạy trong thời gian nghiệt ngã này đồng nghĩa với việc thầy đã trở thành một phế nhân. Thầy Lee vẫn tiếp tục thực hiện công việc, mơ ước của mình, chứ nhất quyết không chờ ngày sau khi điều trị đã thành công.

Nghĩ là làm, bất chấp áp lực từ phía gia đình, đầu năm 2007, với sự hỗ trợ của “chuột máy tính” mà thầy mang theo về từ Mỹ, thầy Lee tự tin quay lại Đại học Seoul. Quyết tâm và lòng yêu nghề của thầy đã thuyết phục nhà trường tạo điều kiện để thầy Lee tiếp tục “đứng lớp”.

Người thầy miệt mài chở chữ trên xe lăn

Là một giáo viên dạy môn địa lý của trường đại học, cộng thêm niềm đam mê sáng tạo, tìm tòi vì những học sinh, và cũng vì chính hoàn cảnh của mình nên thầy Lee dày công tìm ra một mô hình dạy và học bằng giáo án điện tử môn địa lý cấp đại học. Với những hình ảnh, thước phim ngắn, sắc nét… đã giúp cho thầy và trò dạy và học tốt hơn.

Chiếc máy tính là “vật bất ly thân” đối với thầy, lên mạng để tìm hiểu thông tin về môn địa lý của các chuyên gia, các tài liệu của các nhà nghiên cứu, tìm thiết kế các phần mềm để sử dụng tốt nhất cho công trình khoa học của mình… Thời gian rảnh là lại ôm lấy máy, nhiều lúc không có thời gian vào các sinh hoạt gia đình.

Thầy Lee kể: “Nhiều bữa ăn vợ dọn cơm ra rồi, nhưng đang chờ chực đến giờ các bộ phim khoa học trình chiếu nên không vào ăn cơm được, bị vợ giận... Kinh phí máy móc thiết bị các thứ đều phải tích cóp tiền lương và có khi phải lấy cả tiền của vợ để mua máy về phục vụ công việc của mình…”.

Tìm các chương trình giảng dạy hay để sưu tập về thành cuốn giáo trình hoàn chỉnh, có chất lượng cao trong giảng dạy là cả một quá trình và nỗ lực hết mình. Với những hình ảnh có màu sắc dễ nhìn, những bộ phim ngắn về đại dương, các hành tinh hệ mặt trời, những đoạn nhạc nói về mùa trong năm, các hình ảnh động về vòng xoay của biển cả… được thiết kế đẹp mắt và rất thú vị thu hút sinh viên chăm chú hơn trong giờ giảng dạy. Thầy Lee không còn cảm giác của một người tàn phế, mà thay vào đó là những bài giảng chất lượng, cả thầy và trò vui vẻ, hăng say tìm tòi, khám phá.

Thầy Lee đang miệt mài chở “tri thức” trên chiếc xe lăn đến với các học trò kể cả lành lặn lẫn khuyết tật. Thầy thường kể cho học trò nghe những câu chuyện về những con người cùng hoàn cảnh vượt lên số phận thành người có ích cho xã hội, hay cho xem những trang web có những bài viết bổ ích, giúp học trò xóa mặc cảm, tự tin hòa nhập với mọi người.

Vẫn rực cháy niềm say mê

Hiệu trưởng trường Đại học Quốc gia Seoul cho biết, thầy Lee không để bệnh tật ngăn cản việc dạy học của mình. Thầy Lee rất mực yêu thương học trò và trở thành một con người năng động mỗi khi lên lớp.

Ông còn kể: “Lần đầu khi thấy thầy Lee lên lớp mà toàn thân bị băng chặt vào xe lăn, tôi bảo với thầy hãy tạm nghỉ ngơi, điều trị và nhà trường vẫn trả lương cho thầy. Thầy đã khóc khi nghe tin đó và nói Xin đừng lo cho tôi. Dù chân không được, tay không cử động nổi một động tác, nhưng tôi vẫn có thể suy nghĩ sáng suốt. Tôi vẫn có thể đứng lớp”. Chỉ vào một chiếc ghế da đã cũ, ông hiệu trưởng ngậm ngùi bảo: Trong vài năm qua thầy Lee vẫn thường lên lớp bằng cách tựa vào chiếc ghế da đó. Bây giờ nó đã sờn rách rồi.

Với tấm lòng nhân ái giúp đỡ cộng đồng, thầy Lee không chỉ là người thầy trong lĩnh vực truyền tải kiến thức tin học mà còn là “người thầy” về ý chí, nghị lực phi thường chiến thắng số phận tật nguyền để sống có ích cho xã hội.

Quỳnh Như

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.