Bị cấm vận đủ đường, kinh tế Triều Tiên vẫn bất ngờ “trỗi dậy”

Bị cấm vận đủ đường, kinh tế Triều Tiên vẫn bất ngờ “trỗi dậy”

Võ Tá Quỳnh

Võ Tá Quỳnh

Thứ 2, 24/07/2017 11:39

Kinh tế Triều Tiên tăng trưởng nhanh nhất trong vòng 17 năm qua.

Tiêu dùng & Dư luận - Bị cấm vận đủ đường, kinh tế Triều Tiên vẫn bất ngờ “trỗi dậy”

 Triều Tiên vẫn là vùng đất bí ẩn đối với phần còn lại của thế giới. Ảnh: AFP

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Triều Tiên trong năm 2016 tăng trưởng 3,9%, là tốc độ cao nhất kể từ năm 1999 (6,1%).

Kinh tế Triều Tiên chủ yếu tập trung vào các ngành khai khoáng, sản xuất hàng hóa, bên cạnh một số lĩnh vực khác như điện hạt nhân, và khí đốt. Thu nhập bình quân của người dân Triều Tiên cũng tăng lên khoảng 1.300 USD mỗi năm.

Bản thân Triều Tiên không công bố các số liệu kinh tế. Từ năm 1991 đến nay, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc định kỳ đưa ra các ước tính về nền kinh tế của quốc gia hàng xóm dựa trên thông tin thu thập được từ các cơ quan chính phủ, bao gồm cả Cơ quan Tình báo Quốc gia. Bản đánh giá này được sử dụng rộng rãi bởi nhiều tổ chức quốc tế.

Cũng theo số liệu của BOK, GDP thực tế của Triều Tiên năm 2016 đạt mức 32.000 tỷ won (khoảng 28,5 tỷ USD). Trong khi đó, GDP cùng năm của Hàn Quốc đạt 1.508,3 nghìn tỷ won (tương đương 1,34 nghìn tỷ USD).

Khai mỏ và sản xuất là hai ngành lớn nhất trong nền kinh tế Triều Tiên, chiếm 33,2% tổng sản lượng công nghiệp của nước này trong năm 2016.

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Triều Tiên, không bao gồm thương mại với Hàn Quốc, tăng 4,6% trong năm 2016, đạt 2,82 tỷ USD, nhờ xuất khẩu cá tăng 74%, theo báo cáo.

Trong khi đó, nhập khẩu của Triều Tiên cũng tăng 4,8% lên mức 3,73 tỷ USD, dẫn đầu là các sản phẩm công nghiệp và hàng dệt may.

Theo dữ liệu mà báo cáo đưa ra, thương mại giữa Hàn Quốc và Triều Tiên đã sụt giảm 87,7% trong năm 2016 do khu công nghiệp chung Kaesong ở biên giới hai nước bị đóng cửa, nhưng tổng kim ngạch thương mại của Triều Tiên hầu như vẫn không bị ảnh hưởng.

Triều Tiên bắt đầu hứng chịu lệnh trừng phạt từ Liên hợp quốc và nhiều quốc gia phương Tây kể từ năm 2006 liên quan đến chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của nước này. Gần đây, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp trừng phạt Triều Tiên nhằm đáp trả 5 vụ thử hạt nhân và 2 vụ phóng thử tên lửa tầm xa của Bình Nhưỡng.

Hồi tháng 2, Trung Quốc - thành viên Hội đồng Bảo an, đã dừng nhập khẩu than từ Triều Tiên, khiến Bình Nhưỡng mất đi một nguồn thu ngoại tệ quan trọng. Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng hạn chế nguồn cung cấp dầu mỏ cho quốc gia phía đông.

Theo Reuters, Trung Quốc chiếm tới 92,5% tất cả các trao đổi thương mại quốc tế của Triều Tiên.

Võ Quyền

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.