Bị cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cựu Chủ tịch kêu oan

Bị cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cựu Chủ tịch kêu oan

Đỗ Tuấn Anh

Đỗ Tuấn Anh

Thứ 4, 03/08/2022 18:36

Trong phần xét hỏi tại phiên sơ thẩm, ông Trần Đức Trung, cựu Chủ tịch Trung tâm Hỗ trợ người nghèo khai báo thiếu thành khẩn và nói bản thân mình bị oan.

Ngày 3/8, HĐXX phiên sơ thẩm trong vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Trung tâm Hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới tiếp tục phần xét hỏi đối với bị cáo Trần Đức Trung - Cựu Chủ tịch HĐTV.

Trả lời trước HĐXX, bị cáo Trung cho biết, bản thân đã làm đúng chức năng, thẩm quyền của Trung tâm trong việc thành lập các chi nhánh đại diện và bổ nhiệm các trưởng điểm tại một số tỉnh thành.

Bị cáo lý giải vì bị cáo là Chủ tịch HĐTV - người đứng đầu nên bị cáo được phép mở các chi nhánh, văn phòng đại diện đó.

Chủ tọa thẩm phán Phạm Năng Thành xét hỏi ông Trần Đức Chung về trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra thiệt hại đối với các bị hại có mặt trong phiên xét xử?

Bị cáo Trung nói, việc này tôi đang bị "oan", bị cáo Trung quy trách nhiệm cho 4 bị cáo: Phạm Văn Lực, Nhâm Sỹ Phúc, Bùi Thị Oanh và Phan Thị Thoa vì cho rằng các thuộc cấp của mình mới chính là những người đi tuyên truyền, vận động các bị hại đóng tiền để hưởng lợi.

Hồ sơ điều tra - Bị cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cựu Chủ tịch kêu oan

Bị cáo Trần Đức Trung tại phiên tòa xét xử sơ thẩm

HĐXX bác bỏ quan điểm này của bị cáo Trung, chủ tọa phiên tòa phân tích, bị cáo Trung khai là người đứng đầu, là Chủ tịch của Trung tâm Hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới thì không thể nói là "không có trách nhiệm" khi để xảy ra thiệt hại về tài sản của các bị hại.

Đại diện các bị hại phát biểu trước HĐXX, ông Phạm Quang Tuấn (xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) cho biết, bản thân ông cùng các bị hại có mặt tại phiên tòa rất bức xúc trước sự khai báo thiếu thành khẩn, vòng vo của bị cáo Trần Đức Trung.

Ngoài ra, ông Tuấn nêu quan điểm, Trung tâm Hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới do Chủ tịch Trần Đức Trung đứng đầu dưới sự giúp sức của các bị cáo thuộc cấp đã tạo ra một chương trình "siêu lừa đảo" đối với người dân.

Rất nhiều gia đình các bị hại đã phải bán hết tài sản để chi trả các số tiền vay hoặc trả lại cho anh em trong gia đình, dòng họ cũng chỉ vì quá tin tưởng vào các chính sách, cũng những lời hứa hẹn từ Trung tâm này. Đáng nói hơn, một số bị hại còn mất đi cả chồng, con, ông Tuấn nghẹn ngào nói.

HĐXX hỏi trong các bị hại có ai nghe thấy những lời hứa hẹn về các chính sách từ bị cáo Trần Đức Chung nói ra hay không?

Một số bị hại khẳng định là có nghe thấy các lời hứa về những chính sách, cùng lợi nhuận mà họ sẽ được nhận, thậm trí là "mãi mãi" từ ông Trung khi ông này xuống tham dự và phát biểu tại các chương trình do Trung tâm mở ra trên các tỉnh thành.

Đặc biêt, ông Trung còn vận động mọi người tham gia chương trình để "thoát nghèo" và khẳng định nếu cơ quan Công an tìm được ra những vi phạm của Trung tâm thì ông Trung sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật, ông Tuấn khẳng định trước HĐXX.

HĐXX hỏi ý kiến từ phía các bị hại về quan điểm của họ với mức án áp dụng bị cáo Trần Đức Trung và 4 đồng phạm trong vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản?".

Đa số các bị hại biểu quyết là "tăng nặng" hình phạt đối với vị cựu Chủ tịch Trung do ông Trung là người đứng đầu có vai trò chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động, chính sách để "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và xử đúng người đúng tội với 4 bị cáo với vai trò giúp sức cho Trung tâm.

Theo cáo trạng, từ tháng 4/2015, Trần Đức Trung cùng các đối tượng Lê Thị Hằng, Bùi Thị Oanh, Phạm Văn Lực, Nhâm Sỹ Phúc, lấy danh nghĩa Trung tâm Hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới được Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam thành lập, để tổ chức chương trình “Trái tim Việt Nam”, “Liên kết ba miền” đưa ra chính sách bất khả thi, hứa hẹn hỗ trợ lãi suất cao để lôi kéo người dân nộp tiền hoặc mua bán thực phẩm chức năng.

Cáo buộc cho rằng, các bị can thường xuyên đưa thông tin sai sự thật về nguồn vốn của Trung tâm; tuyên truyền, hứa hẹn với người tham gia trong khoảng thời gian nhất định sẽ được nhận tiền theo chính sách. Tuy nhiên, nguồn tiền để chi trả hầu hết là “lấy của người tham gia sau trả cho người tham gia trước”, một số rất ít là tiền ủng hộ của nhà hảo tâm.

Bằng thủ đoạn trên, các đối tượng đã lừa người dân tại 16 tỉnh, thành phố, nộp tổng cộng hơn 165 tỷ đồng. Qua đó, chiếm đoạt hơn 50 tỷ đồng sử dụng cá nhân.

 

 

 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.