Bi kịch đau đớn trong vụ vợ đốt chồng

Bi kịch đau đớn trong vụ vợ đốt chồng

Thứ 5, 27/12/2012 23:43

Vụ nhà báo bị vợ đốt tại Long An từng gây xôn xao và bị dư luận lên án rất gay gắt. Vậy mà mới đây nhất, tại Hà Tĩnh lại xảy ra một vụ việc tương tự.

Công an huyện Can Lộc đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Phan Thị Tuyết (SN 1979, trú xóm Trung Thành, xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc) để điều tra về hành vi "giết người".

Pháp luật - Bi kịch đau đớn trong vụ vợ đốt chồng

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tại cơ quan công an, Phan Thị Tuyết khai nhận: Vào khoảng 2h sáng ngày 20/10, chồng Tuyết là anh Trần Văn Tự (chồng Tuyết, hiện là giáo viên trường THCS Sơn Lộc) đi uống rượu say, về nhà gọi cửa. Sau đó giữa Tuyết và chồng xảy ra cãi vã và anh Tự đã đuổi Tuyết ra khỏi nhà.

Khi Tuyết trở về thì thấy chồng đã ngủ say, Tuyết liền lấy xăng tưới vào người anh Tự rồi châm lửa đốt. Sau đó Tuyết gọi con gái út dậy, lấy xe đạp chở con về nhà bố mẹ chồng, coi như không có chuyện gì xảy ra. Anh Tự bị bỏng nặng khi bò ra khỏi đám cháy và đã được mọi người đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Nhưng do anh Tự bị bỏng quá nặng, không thể cứu chữa, nên ngày 30/10 bệnh viện trả về. Đến khoảng 4h30' sáng ngày 31/10, anh Tự trút hơi thở cuối cùng, sau hơn 10 ngày quằn quại trong đau đớn. T

heo như lời chủ tịch xã Đồng Lộc - ông Bùi Đức Lợi thì anh Tự là một người hay uống rượu và nhiều lúc không làm chủ được bản thân, nhưng người dân trong xã đều không thể ngờ Tuyết lại ra tay tàn độc như vậy với chồng mình.

Luật xưa: Giết chồng phải bị xử chém

Sự việc đau lòng trên khiến chúng ta phải suy ngẫm tới các phạm trù Công, Dung, Ngôn, Hạnh - bốn đức lớn của người phụ nữ theo quan niệm Khổng giáo. Người xưa xem giết người ngang hàng với hành động phản quốc. Tội giết người được quy định cùng trong một chương với các tội xâm phạm an toàn nhà nước trong các bộ luật cổ xưa.

Dưới thời nhà Lê, thời kỳ hưng thịnh nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, các nhà làm luật đã phân biệt hai loại hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người là giết người và đánh người dẫn đến cái chết cho nạn nhân. Theo đó, hành vi giết người quy định trong chương "Đạo tặc", hành vi đánh người quy định trong chương "Đấu tụng".

Theo Điều 416 bộ luật thời nhà Lê, trong mọi trường hợp vợ cố ý giết chồng đều bị xử chém. Trong ngũ hình (xuy, trượng, đồ, lưu, tử), xử chém (trảm) thuộc loại tử hình, là một trong những mức hình phạt nặng nhất của luật xưa. Qua hình phạt này, quan điểm của Nhà nước phong kiến Việt Nam thể hiện một cách tương đối rõ ràng: Hành vi giết chồng là trọng tội.

Theo cách nhìn nhận của Nho giáo, xã hội trung đại được hợp thành bởi "ngũ luân", tức là năm nhóm quan hệ xã hội cơ bản (vua tôi, cha con, vợ chồng, thầy trò và anh em - bè bạn). Hành vi giết chồng không đơn giản là tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác. Người vợ khi thực hiện hành vi giết chồng không chỉ xâm hại đến quan hệ nhân thân mà nguy hiểm hơn, đã xâm hại trật tự xã hội phong kiến. Hành vi giết chồng vừa mang tính tội ác, vừa là hành động làm băng hoại luân thường đạo lý, phá hoại kỷ cương, gây rối loạn xã hội.

Tường Linh


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.