Bi kịch ở ngôi làng mẹ bán con vào nhà chứa

Bi kịch ở ngôi làng mẹ bán con vào nhà chứa

Thứ 7, 21/12/2013 09:27

Làng Svay Pak, ngoại ô Phnom Penh (Campuchia) được coi là một “điểm nóng” trên thế giới về hoạt động mại dâm trẻ vị thành niên. Người bán những bé gái vào các nhà thổ ở đây đau đớn thay, lại chính là cha mẹ của các em.

Giấy chứng nhận trinh tiết, khách sạn, hiếp dâm

Các bé gái như Kieu được đưa đến một bệnh viện để bác sỹ kiểm tra và nhận “giấy chứng nhận trinh tiết”. Cầm tờ giấy trên tay, cô được chuyển tới một khách sạn, nơi một người đàn ông chờ sẵn để hãm hiếp cô trong hai ngày. Những bé gái như Kieu lúc đó chỉ 12 tuổi. Bây giờ cô đã 14 tuổi và được giải thoát để sống tại Nhà An toàn. Cô nhớ lại những đồng tiền đầu tiên mình kiếm được và nói: “Tôi không biết đó là loại công việc gì, tôi cảm thấy rất tủi nhục và đau khổ”.

Mẹ đưa cô đến một nơi miêu tả rằng “họ giữ tôi như ở trong tù”. Cô bị giữ ở đó trong ba ngày, bị 3-6 người hãm hiếp mỗi ngày. Khi trở về nhà, mẹ cô lại tiếp tục đưa cô đi “làm việc” trong hai nhà khác, trong đó có một nhà chứa cách nhà 400km, gần biên giới Thái Lan. Khi biết mẹ lên kế hoạch bán mình một lần nữa với “thời hạn hợp đồng” lên đến sáu tháng, Kieu nhận ra, cần phải trốn khỏi căn nhà của mình.

Nhóm phóng viên CNN nghe câu chuyện đau lòng của Kieu xong đã tìm đến gặp mẹ cô. Neoung, mẹ Kieu nói trong nước mắt: “Bán con gái tôi đau lòng lắm, đó là tất cả những gì tôi có thể nói”. Như các bà mẹ khác ở địa phương đã nói chuyện với CNN, bà đổ lỗi cho nghèo đói khi quyết định bán con gái của mình.

“Đó là bởi các khoản nợ, đó là lý do tại sao tôi đã phải bán con bé. Tôi  không biết phải làm gì bây giờ, bởi vì chúng ta không thể quay trở lại quá khứ”, Neoung giải thích.

Hồ sơ - Bi kịch ở ngôi làng mẹ bán con vào nhà chứa

Nước mắt của những bà mẹ bán con gái mình vào nhà chứa.

Don Brewster, một mục sư Mỹ 59 tuổi, chuyển từ California đến Campuchia với vợ năm 2009, người đã chứng kiến cảnh tượng này thường xuyên, chia sẻ với CNN: “Tôi không mô tả bằng từ những gì tôi cảm nhận khi nhìn thấy mẹ bán con. Bà ta chờ trong xe để nhận tiền trong khi con bị hãm hiếp”.  Trong những thập kỷ gần đây, Don nói, làng chài nghèo khó này - nơi trinh tiết của con gái được coi là một tài sản cho gia đình - đã trở thành điểm nóng về lạm dụng tình dục trẻ em.

“Khi chúng tôi đến đây ba năm trước và bắt đầu sống ở đây, 100% trẻ em từ 8 đến 12 tuổi đã bị buôn bán”, Brewster chia sẻ. “Svay Pak, nơi Kieu lớn lên, được biết đến trên toàn thế giới như một nơi mà mọi kẻ bệnh hoạn có thể “kiếm” được một bé gái”, Don nói. Don cùng vợ cũng tham gia tổ chức nhân đạo AIM, nơi đang chăm sóc 4 bé gái được cứu thoát khỏi bọn buôn người.

UNICEF ước tính rằng, trẻ em chiếm một phần ba trong tổng số 40.000-100.000 người trong ngành công nghiệp tình dục của đất nước Campuchia. Svay Pak, một khu nhà ổ chuột bụi ở ngoại ô Thủ đô Phnom Penh, là trung tâm thương mại bóc lột này. Nơi này là một trong những khu dân cư thiệt thòi nhất trong những nước nghèo nhất châu Á - gần một nửa dân số sống dưới mức 2 USD mỗi ngày – cái nghèo luôn đeo bám những cư dân ở đây.

Hầu hết các gia đình ở đây thu nhập cào bằng trên dưới 1 USD/ngày, không có một khoản tiền dự trữ đề phòng rủi ro - chẳng hạn như khi cha của Kieu bị ốm nặng vì bệnh lao, bệnh quá nặng để duy trì công việc tạo kế của họ. Gia đình lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.

“Ở đây chúng tôi nghĩ rằng đó là chuyện bình thường”

Trong tuyệt vọng, mẹ Kieu bán trinh tiết của con cho một người đàn ông Campuchia “có thể hơn 50 tuổi”. “Giao dịch” này thu về cho gia đình Kieu 500 USD, nhiều hơn 200 USD ban đầu họ đã vay mượn nhưng ít hơn rất nhiều so với hàng nghìn USD bây giờ họ còn nợ vì vay nặng lãi. Sau đó, Neoung tiếp tục gửi con gái cho một nhà chứa để kiếm thêm tiền. “Họ nói với tôi khi khách hàng có mặt, tôi phải mặc quần short ngắn và một cái áo thiếu vải. Nhưng tôi không muốn mặc chúng nên bị đánh một trận”, Kieu nói.

Những người đàn ông lạm dụng trẻ em của Svay Pak tập trung vào một vài dạng người. Chúng bao gồm khách du lịch ấu dâm, người tích cực tìm kiếm quan hệ tình dục với trẻ em và những người tận dụng cơ hội trong các nhà thổ để quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên. Khách du lịch tình dục có xu hướng đến từ các quốc gia giàu có, bao gồm cả phương Tây, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc, nhưng nghiên cứu cho thấy những người đàn ông Campuchia vẫn là những nhân tố chính “sử dụng” gái mại dâm trẻ em ở đất nước của họ.

Tương tự như Kieu, Sephak, người sống gần đó, là một người may mắn chạy thoát khác. (CNN gọi đích danh các nạn nhân trong trường hợp này theo yêu cầu của các cô gái, họ muốn lên tiếng chống lại việc buôn bán tình dục). Sephak 13 tuổi khi cô được đưa vào bệnh viện, cấp “giấy chứng nhận xác nhận trinh tiết” và giao cho một người đàn ông Trung Quốc trong một căn phòng khách sạn Phnom Penh. Cô đã được về nhà sau ba đêm, ngày. Sephak nói mẹ cô đã được trả 800 USD.

“Tôi nghĩ về lý do, tại sao tôi phải làm điều này và lý do tại sao mẹ tôi đã làm điều này với tôi”, Sephank nói. Sau khi trở về, mẹ cô gây sức ép với con gái của mình để cô đến “làm việc” tại một nhà chứa.

Không xa gia đình của Sephak, là thuyền nơi Toha lớn lên. Cô là con thứ hai trong tám người con, không ai được đi học. Toha đã bị mẹ bán làm nô lệ tình dục cô khi cô 14 tuổi.

Khoảng hai tuần sau khi cô quay trở lại Svay Pak, cô nói, người đàn ông đã mua trinh của cô bắt đầu gọi điện thoại, yêu cầu được gặp cô một lần nữa. Mẹ cô thúc giục cô đi, khiến cô thất vọng. “Tôi đã đi vào phòng tắm và cắt cánh tay. Tôi cắt cổ tay của mình, bởi vì tôi muốn giết bản thân mình”, Toha nói. Một người bạn phá cửa vào phòng tắm và cứu cô.

CNN đã gặp gỡ các bà mẹ của Kieu, Sephak và Toha trong làng Svay Pak để nghe, lý do tại sao họ đã chọn cách kiếm tiền bằng việc bán con gái của họ làm nô lệ tình dục và được biết, mẹ Kieu, Neoung, đã đến Svay Pak từ phía Nam của đất nước để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn khi Kieu chỉ là một em bé. Nhưng cuộc sống ở Svay Pak, bà nhận ra, không hề dễ dàng.

“Bán trinh” là một hoạt động phổ biến trong cộng đồng và Neoung thấy nó như là một lựa chọn hợp pháp để tạo ra thu nhập. “Ở đây chúng tôi nghĩ rằng đó là bình thường. Tôi nói với con bé Kieu, cha của con bị bệnh và không thể làm việc... Con có đồng ý làm công việc đó để đóng góp cho cha mẹ của con?”, Neoung nói.

“Tôi biết rằng, mình đã sai nên cảm thấy hối tiếc về điều đó, nhưng tôi còn có thể làm gì? Chúng ta không thể quay trở lại quá khứ”, bà nói. Neoung cho biết, bà sẽ không bao giờ làm điều đó một lần nữa.                                          

Thanh Xuân (Theo CNN)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.