Ngay cả Lieberfarb cũng hơi bất ngờ trước thành công nhanh chóng của DVD. Tính đến cuối năm 2000, tức là chỉ 4 năm sau ngày giới thiệu công nghệ DVD, khách hàng đã tiêu thụ hết 14 triệu thiết bị DVD, đưa thiết bị này lên sản phẩm điện tử gia đình bán chạy nhất trước giờ. Cũng lúc đó, "Gladiator" trở thành đĩa DVD đầu tiên có doanh thu 100 triệu USD.
Với thư viện phim lớn nhất thế giới trong tay, Lieberfarb đẩy mạnh phát hành DVD. Không một studio nào thu được thắng lợi lớn như Warner Bros, hãng cũng thu về hàng triệu USD tiền bản quyền nhờ vào phát minh do hãng sở hữu, mà một phần lớn cũng là nhờ có Lieberfarb.
Đến nay ai cũng biết rõ ông. Công danh vang dội khiến báo chí phong ông làm "cha đẻ của DVD". Năm 1999, ông và đồng nghiệp ở Toshiba của ông được nhận giải Emmy vì những nỗ lực không biết mệt mỏi cho DVD. Năm ngoái, chính phủ Pháp đã trao giải thưởng danh dự văn hóa cao nhất cho Lieberfarb. Quá nhiều vinh quang đến với ông đã khiến cho những kẻ ghanh ghét bảo ông "vận động hành lang" nên mới được thế. Hiển nhiên Lieberfarb phản đối chuyện này.
Ai trồng cây, người đó có bóng mát, nhưng Lieberfarb đã được hưởng những gì? Tiền mặt hay quyền chọn cổ phiếu? Tổng giám đốc hãng Time Warner lúc bấy giờ, ông Gerald Levin đã gợi ý Lieberfarb hãy khoan lấy 25 triệu USD để hưởng những quyền chọn.
"Tôi sẽ làm cho ông rất giàu có", ông Levin đã bảo Lieberfarb thế. Nhưng khi AOL Time Warner sụp đổ, những quyền chọn của nó cũng tan tành theo luôn. Levin nghỉ việc năm 2002, và người kế nhiệm của ông này, ông Parons, chẳng đoái hoài gì đến lời thỉnh cầu của các nhân viên. Ngay sau đó, ông Lieberfarb bị sa thải thẳng cánh với số tiền lĩnh về 10 triệu USD! Đó là một ngày rất buồn, trông ông hôm đó như một "nhân vật bi kịch" - một đồng nghiệp nhận xét.
Hiện nay, ông đang vừa chiến đấu để giành lại số tiền đã mất của mình ở Time Warner, vừa nỗ lực làm việc cho một phần thưởng lớn hơn, thế hệ DVD mới và các công nghệ tương lai khác. Microsoft đã ký nhận ông làm cố vấn cho giải pháp truyền thông KTS của hãng; hãng này đang đặc biệt quan tâm đến DVD độ phân giải cao.
Hơn nữa Microsoft đang nắm công nghệ nén video lên đĩa có độ phân giải cao. Cũng vậy cuộc chiến này lại xuất hiện những đối thủ không đội trời chung - giữa một bên là Sony, và một bên là Toshiba và NEC. Công nghệ mới sắp tới hứa hẹn mang lại hình ảnh và âm thanh tốt gấp 2, 3 lần DVD hiện nay, và sẽ có tính tương tác cao tương tự với các videogame. Lieberfarb khéo từ chối bàn về công việc hiện nay của ông.
Trong tương lai liệu có chỗ cho một phương tiện "cứng" mà bạn có thể sờ vào hay đặt lên giá sách? Lieberfarb tin rằng câu trả lời là không. "Tương lai chúng ta sẽ xem video theo yêu cầu qua Internet, và các bộ phim chẳng qua cũng chỉ là một loại sản phẩm được chào bán trên mạng", theo ông.
"Video KTS sẽ làm thay đổi không chỉ cách thức, địa điểm, thời gian mà cả nội dung con người xem giải trí". Lieberfarb có lẽ sẽ không đóng một vai trò quan trọng trong định hướng tương lai đó như với DVD. Nhưng vai trò đó chí ít cũng sẽ làm giảm bớt sự căng thẳng giữa các đối thủ trong ngành công nghệ tương lai!
Tuấn Mai