Những “nhà khoa học” nhí
Hai em Y Huynh và Y Buôn, học sinh lớp 12, trường (PTDTNT) huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum sinh ra và lớn lên tại xã xã Đăk Hà một vùng núi hẻo lánh cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Cũng bởi địa hình núi đồi núi, đất đai căn cỗi, thu nhập chính của người dân nơi đây chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp.
Thế nhưng, thiên nhiên lại không mấy ưu ái cho họ “mưa thuận gió hòa” mà là một vùng đất quanh quanh năm ẩm ướt, sương mù giăng kín lối. Cũng bởi thời tiết ẩm, sâu bọ sinh sôi nảy nở từng ngày “gặm nhấm” phá hoại mùa màng khiến người dân phải lắc đầu ngao ngán. Để diệt trừ sâu bọ họ phải tốn kém một khoản tiền lớn để mua thuốc trừ sâu hóa học nhưng hiệu quả, không đáng kể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khẻo, gây hại cho môi trường.
Từ lúc còn nhỏ trong những lẫn theo cha mẹ lên rẫy chứng kiến cảnh gia đình, và người làng ngao ngán bất lực trước thực trạng sâu bọ hoành hành, tàn phá mùa màng thất thu khiến hai em Y Huynh và Y Buôn luôn trăn trở muốn làm điều gì đó để diệt trừ triệt để sâu bọ.
Nung nấu ý định từ những ngày còn bé cho đến khi vào lớp 12 cả hai cô học sinh nghèo bắt đầu chuỗi ngày tìm tòi, nghiên cứu. Sau một thời gian khá dài, vận dụng những kiến thức học được từ môn sinh học, hóa học, cả kinh nghiệm của những bô lão giàu kinh nghiệm trong làng, hai cô học sinh nghèo chế tạo thành công thuốc trừ sâu có hiệu quả cao, thân thiện với môi trường từ những lá rừng có sẵn nơi mình sinh sống.
Trước mắt chúng tôi hai em Y Huynh và Y Buôn là những cô gái tuổi mười tám đôi mươi, dáng người mảnh khảnh, gương mặt xinh xắn. Đặc biệt, cả hai đều có đôi mắt, rực sáng, hút hồn đầy hoài bão khiến cả những người mới gặp lần đầu tiền cũng phải trầm trồ khen ngợi.
Trò chuyện với chúng tôi em Y Huynh chia sẻ: “Sinh ra và lớn lên tại vùng đất nghèo khó, nguồn thu nhập chính của cả làng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Nơi em ở quanh năm mưa phùn, sương mù dày đặc, khí hậu ẩm ướt khiến các loài côn trùng sâu bọ sinh sôi phát triển rất nhanh. Từ bé trong những lần lên rẫy em thấy cha mẹ, và bà con thường than phiền sâu bọ tàn phá mùa màng nhưng không có cách nào xử lý được. Thuốc trừ sâu bằng hóa học giá thành cao, ảnh hưởng sức khỏe, môi trường những chỉ là giải pháp tình thế. Từ đó, em mong muốn sau này lớn lên tìm cách nào đó diệt trừ tận gỗ lũ sâu bọ phá hoại mùa màng để giúp cho người làng mình”.
Nói đến đây em Y Huynh hồ hởi: “Thật may mắn em không phải đơn độc một mình đồng hành cùng chí hướng với em còn có Y Buôn. Để tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường chúng em nảy ra ý tưởng dùng thảo mộc làm thuốc trừ sâu, xua đuổi côn trùng. Để làm được điều này, chúng em vận dụng những kiến thức đã học từ môn Sinh và Hóa học được các thầy cô truyền đạt trên lớp. Ngoài ra, cả hai lân la gặp gỡ những vị bô lão có chức sắc trong làng để hỏi về những loài cây thuốc khắc tinh của sâu bọ”.
Sẩn phẩm hiệu quả, thân thiện
Theo em Y Buôn, sau một thời gian tích lũy kiến thức từ sách vở, kinh nghiệm của người già trong làng truyền đạt cả hai chọn cây tiêu rừng, bạch đàn, thuốc lá để tạo ra thuốc trừ sâu. Mùi hương tinh dầu tỏa ra từ 3 loại cây này đều có chức năng xua đuổi côn trùng. Đặc biệt, trong cây thuốc lá có chất nicotine làm côn trùng say và chết đi.
Chia sẻ về những khó khăn từ những ngày đầu chuyển hóa từ ý tưởng sang thực hành em Buôn cho biết: “Sau khi tìm được nguyên liệu nhưng lại thiếu dụng cụ để chiết xuất cả hai dường như bế tắc. Sau đó, các thầy cô biết chuyện rất ủng hộ cho bọn em sử dụng phòng thí nghiệm của nhà trường để thực hành”.
“Ý tưởng đã có sẵn trong đầu bọn em thực hành từng công đoạn một như gọt lấy vỏ thân, vỏ cành và lá cây của từng loại rồi cho vào nồi áp suất, đổ nước rồi đun sôi. Khi nước sôi, hạ thấp nhiệt độ xuống để hơi thoát ra từ từ qua ống dẫn khí. Hơi nước có chứa tinh dầu qua ống sinh hàn sẽ ngưng tụ tạo thành chất lỏng và chảy xuống bình chứa bằng thủy tinh. Dung dịch thu được gồm nước và tinh dầu, sử dụng bình chiết để tách riêng tinh dầu nguyên chất”.
Nói đến đây cả hai cô học trò vẻ mặt rạng ngời, phấn khởi: “Sau khi điều chế thành công chúng em đem dung dịch phun thử nghiệm ở vườn hoa dâm bụt bị bọ rầy tấn công. Kết quả sau 10 giờ, những bông hoa dâm bụt đã không còn bọ rầy. Khi mới bắt đầu phun, em thấy ruồi, muỗi, bọ bay đi, nhiều con say quá bay không nổi nằm la liệt trên lá cây, lấy dung dịch này bôi lên người vào rừng không bị muỗi chích hay vắt cắn nữa, cứ 4 tiếng bôi một lần là duy trì được hiệu quả”, Y Buôn nói
Sau hơn 3 tháng miệt mài điều chế, Y Huynh và Y Buôn đã điều chế thành công thuốc bảo vệ thực vật thân thiện với môi trường. Với tính ứng dụng cao, thân thiện với môi trường, sản phẩm của Y Buôn và Y Huynh đã đạt giải khuyến khích trong cuộc thi sáng tạo Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh.
Nói đến đây cả hai cô học trò vẻ mặt rạng ngời, phấn khởi: “Sau khi điều chế thành công chúng em đem dung dịch phun thử nghiệm ở vườn hoa dâm bụt bị bọ rầy tấn công. Kết quả sau 10 giờ, những bông hoa dâm bụt đã không còn bọ rầy. Khi mới bắt đầu phun, em thấy ruồi, muỗi, bọ bay đi, nhiều con say quá bay không nổi nằm la liệt trên lá cây, lấy dung dịch này bôi lên người vào rừng không bị muỗi chích hay vắt cắn nữa, cứ 4 tiếng bôi một lần là duy trì được hiệu quả”, Y Buôn nói
Sau hơn 3 tháng miệt mài điều chế, Y Huynh và Y Buôn đã điều chế thành công thuốc bảo vệ thực vật thân thiện với môi trường. Với tính ứng dụng cao, thân thiện với môi trường, sản phẩm của Y Buôn và Y Huynh đã đạt giải khuyến khích trong cuộc thi sáng tạo Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh.