Bạn có biết trên hành tinh này có một sinh vật sống dưới biển cả có ngoại hình vô cùng kỳ quái, chúng sở hữu 500 triệu tế bào thần kinh, hơn 2/3 trong số đó nằm trong các xúc tu và cơ thể của chúng.
Đó chính là bạch tuộc!
Trong nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học đưa ra lời tuyên bố bạch tuộc có 9 bộ não, 1 đại não trung tâm và 8 chiếc não khác nằm trên mỗi xúc tu. Liệu mỗi xúc tu là một tâm trí riêng hoạt động độc lập?
Thế nhưng, thật sự, xúc tu của bạch tuộc không thực sự hoạt động độc lập với bộ não trung tâm, thay vì nói về một con bạch tuộc với 9 bộ não, chúng ta đang thực sự nói về một con bạch tuộc với 1 bộ não và 8 xúc tu rất thông minh.
Mê cung thần kinh của bạch tuộc bao gồm một đường ống hình chữ Y, trong đó bạch tuộc có thể đưa xúc tu của mình xuống con đường bên phải hoặc bên trái để tìm phần thưởng thức ăn. Với mỗi chiếc xúc tu, bạch tuộc tự do thám vùng khiến chúng tìm thấy lương thực. Nếu tìm đúng, bạch tuộc sẽ lấy thức ăn còn sai thì chúng sẽ truyền thông tin đến chiếc xúc tu khác.
Các nhà nghiên cứu cho biết các xúc tu đòi hỏi não bộ trung tâm và chúng không tự chủ hoạt động như một bộ óc độc lập của riêng mình. Các xúc tu có khả năng hoạt động lớn nhưng chịu sự chi phối của bộ não trung tâm cho phép các hành vi có mục đích, có tổ chức.
Về cơ bản, vẫn chưa rõ tại sao bạch tuộc và các loài động vật chân đầu khác lại rất thông minh. Trong khi các nhà khoa học nắm được phần nào về mức độ thông minh cao đã phát triển như thế nào giữa một số loài nhất định, chẳng hạn như tinh tinh hoặc cá heo, nhưng hầu hết các lý thuyết của họ đều thất bại khi áp dụng cho thế giới kỳ lạ của động vật chân đầu.
Dù sao, bộ não của bạch tuộc rất khác biệt, nó vẫn là một chiếc hộp đen đối với chúng ta.
Nguyên Anh (Nguồn Live Science)