Các nhà khoa học cho hay dù cách xa vùng miệng, các cơ quan vị giác trên tinh hoàn và hậu môn cũng có thể phát hiện được vị của umami - a xít amino có trong nước tương.
Đội ngũ chuyên gia của Trung tâm Các giác quan Hóa chất Monell ở Philadelphia (Mỹ) cho hay, họ không hề biết tại sao có phần khác trên cơ thể, ngoài miệng, lại được trang bị các núm vị giác đó, cho đến khi họ cố gắng gây giống chuột không có cơ quan cảm thụ này.
Tình cờ, họ phát hiện rằng chuột đực không thể thụ tinh khi đồng thời mất cả protein GNAT3 và TAS1R3, hoặc hoạt động của chúng bị cản trở bởi một hợp chất cụ thể.
Nếu chỉ có một trong hai protein, chuột đực vẫn có thể gây giống, nhưng nếu cả hai gien không hoạt động, hoặc bị mất, tinh trùng chật vật bơi và tinh hoàn trở nên phát triển dị hình, theo báo cáo đăng trên chuyên san Proceedings Of The National Academy of Sciences.
Chuyên gia Bedrich Mosinger, tác giả cuộc nghiên cứu, cũng tiết lộ rằng loại thuốc dùng để 'khóa' hoạt động của cơ quan vị giác thuộc dòng thuốc điều trị lượng cholesterol cao ở người, cho thấy loại thuốc này có nguy cơ can thiệp vào quá trình sinh sản ở người.
Phát hiện mang tính đột phá trên có thể mở đường cho các liệu pháp điều trị vô sinh mới, hoặc thậm chí thuốc ngừa thai cho nam giới.
Theo Thanh niên