Bí mật giúp “chim ăn thịt” F-22 sau 20 năm vẫn thống trị bầu trời

Bí mật giúp “chim ăn thịt” F-22 sau 20 năm vẫn thống trị bầu trời

Trần Danh Tuyên

Trần Danh Tuyên

Thứ 5, 16/11/2017 18:00

Vừa qua, Không quân Hoa Kỳ đã tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm chuyến bay đầu tiên của “chim ăn thịt” F-22 do hãng Lockheed Martin sản xuất.

Chuyến bay đầu tiên của F-22A Raptor diễn ra vào ngày 7/9/1997, tại căn cứ Không quân Dobbins ở Marietta, Georgia, khi phi công Paul Metz cùng phi hành đoàn thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm trên chiếc máy bay mang số hiệu AF 91-4001 - một trong 9 chiếc máy bay F22 đầu tiên.

Quân sự - Bí mật giúp “chim ăn thịt” F-22 sau 20 năm vẫn thống trị bầu trời

Cho đến nay chiến đấu cơ F-22 vẫn luôn giữ được ưu thế là chiến đấu cơ số một thế giới.

Trong chuyến bay đầu tiên, Metz đã điều khiển chiến đấu cơ thế hệ mới – được biết đến với cái tên khá đơn giản là Raptor 01 trong khoảng một giờ bay và đạt tới độ cao hơn 6.000m.

Chuyến bay này đã đánh dấu sự khởi đầu cho một chương trình thử nghiệm bay lâu dài và đôi khi cũng gặp phải không ít khó khăn.

Tuy nhiên, sau một quá trình thử nghiệm đầy gian nan, ngày 15/12/2005, Tướng Ronald E. Keys, cựu Chỉ huy tư lệnh Không quân Hoa Kỳ, đã tuyên bố chính thức đưa Raptor vào phục vụ các hoạt động của Không quân nước này.

Cho đến nay chiến đấu cơ F-22 vẫn luôn giữ được ưu thế là chiến đấu cơ số một thế giới đang chế ngự bầu trời. Hơn thế, các kỹ sư tại căn cứ không quân Edwards vẫn thường xuyên nâng cấp mới giúp Raptor có thể tiếp tục duy trì được khả năng phục vụ tới những năm 2060. 

Trên thực tế, theo tiết lộ của Không quân Hoa Kỳ, khung máy bay của Raptor rất mạnh mẽ, nó có thể bay tới khi không còn được nâng cấp cơ cấu. Loại khung của máy bay này được nghiên cứu chế tạo đặc biệt do những yêu cầu khắc nghiệt của Không quân Mỹ trong những năm cuối của Chiến tranh Lạnh.

Theo thông số thiết kế, tuổi thọ của F-22 là khoảng 8.000 giờ bay. Dù vậy, trong thực tế tuổi thọ thực sự của chiến đấu cơ này có thể đạt 12.000 đến 15.000 giờ bay mà không cần nâng cấp sửa chữa.

“Cuối những năm 80, đầu 90, khi chúng tôi thiết kế F-22, chúng tôi đã phải đáp ứng khoảng 10 yêu cầu trong thiết kế để dựng nên cấu trúc vỏ ngoài của loại tiêm kích này”, nhà phân tích Tom McIntyre nhớ lại.

Quân sự - Bí mật giúp “chim ăn thịt” F-22 sau 20 năm vẫn thống trị bầu trời (Hình 2).

F-22 vẫn đang tiếp tục được cải thiện.

“Trong suốt quá trình thiết kế, sản xuất và phát triển, chúng tôi đã thực hiện rất nhiều cuộc thử nghiệm lớn để đáp ứng mọi yêu cầu được đưa ra, vì thế bản thân kết cấu của máy bay dù không cần đến những chương trình nâng cấp vẫn có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng xấp xỉ đến năm 2060”.

Vật liệu chế tạo F-22 gồm: 39% titan, 24% composite, 16% nhôm và 1% chất dẻo nhiệt theo khối lượng.

Titan được sử dụng với khối lượng lớn để chịu lực và chịu nhiệt cho các chi tiết trọng yếu. Sợi composite các-bon được sử dụng để bọc khung thân, cửa hút khí, cánh máy bay giúp gia tăng khả năng tàng hình. 

Raptor đang được nghiên cứu cải thiện với một hệ thống điện tử và phần mềm mới, nhưng đến một giai đoạn nào đó, chiến đấu cơ này cần phải được nâng cấp toàn diện hệ thống phần cứng máy tính của mình.

“Có thể trong giai đoạn năm 2025 đến năm 2030 chúng ta sẽ phải xem xét một cách nghiêm túc về khả năng hỗ trợ của hệ thống điện tử trên máy bay và nâng cấp chúng. Nhưng thời điểm hiện tại là quá sớm để xem xét vấn đề đó”, chuyên gia nói.

Dù vẫn đang là một ẩn số đối với nhiều quốc gia, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, tới năm 2030, chiếc F-22 sẽ khó có thể giữ được vị thế hàng đầu của mình do sự cạnh tranh của những đối thủ lớn khác.

Các đối thủ tiềm tàng như Nga hay Trung Quốc đang nghiên cứu những giải pháp để có thể đánh bại Raptor và phá thế độc tôn của Mỹ về sức mạnh không quân.

Trước tình hình đó, Mỹ đang lên kế hoạch phát triển dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu với tên mã F/A-XX với mong muốn khắc chế các dòng máy bay chiến đấu thế hệ năm PAK FA (Nga) và J-20 của Trung Quốc.

Trong tương lai xa, F-22 có thể sẽ trở thành “đối tác” hỗ trợ cho tiêm kích thế hệ thứ sáu - được biết đến với cái tên Xuyên thủng Lưới phòng không (PCA), tương tự với sự phối hợp hiện nay giữa tiêm kích thế hệ thứ tư và thứ năm.

Raptor sẽ thay thế F-15C Eagle trong nhiệm vụ tấn công tầng thấp phối hợp với tiêm kích PCA được thiết kế để hoạt động tầm cao.

“Khi PCA xuất hiện chính thức, nó sẽ được thiết kế để hoạt động và tương thích với những loại tiêm kích thế hệ thứ năm như F-22 và F-35”, ông McIntyre cho biết thêm.

Tuy nhiên, cho đến ngày PCA đi vào hoạt động, Raptor sẽ vẫn giữ vị thế là loại tiêm kích vượt trội nhất thế giới.

Xem thêm: Chiến đấu cơ F-35I: “Thằn lằn sấm” dũng mãnh của Israel

Mạnh Thương

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.