314 bộ xương vừa được khai quật từ 3 nghĩa địa được cho là của người nghèo trung cổ ở Cambridge, Anh, họ đã có cuộc sống vô cùng khắc nghiệt vào thời trung cổ đều được chôn từ khoảng thế kỷ X đến thế kỷ XIV.
Các nhà nghiên cứu đã dùng phương pháp chiếu X-quang và nhận thấy rằng người dân lao động gặp nhiều rủi ro bị thương tích thân thể nhiều hơn. Có đến 44% người lao động được chôn ở đây bị gãy xương, so với 32% ở một nghĩa trang khác của những người có tiền làm từ thiện được chôn cùng với các giáo sĩ.
Còn ở nghĩa địa dành cho người ốm yếu và nghèo khổ thì tỷ lệ thương tích ít hơn, chỉ khoảng 27%.
Những bộ xương của người nghèo được chôn ở khu nghĩa địa giáo xứ All Saints by the Castle.
Cambridge thời đó cơ bản là một thành phố thuộc tỉnh, có nhiều nghệ nhân, thương gia và nông dân. Vào khoảng giữa thế kỷ XIII, dân số ở đây khoảng 2.500 đến 4.000 người.
Trẻ em lên 12 tuổi thường đã bắt đầu làm những công việc như người lớn, vì vậy những đối tượng trẻ hơn đã được loại khỏi nghiên cứu.
Tất cả các vết gãy, nứt trên các bộ xương đều được ghi chép lại cẩn thận. Mặc dù người nghèo bị rạn xương nhiều nhất, nhưng thương tích nghiêm trọng lại xảy ra với một thầy dòng được cho là chết trong một tai nạn xe kéo.
Ngày nay, các bác sĩ có thể thấy thương tích như vậy ở những người bị tai nạn giao thông. Vì thế, phỏng đoán dễ nhất là ông ta đã gặp tai nạn từ xe kéo, có thể là một con ngựa đã lồng lên và xe ngựa đã đâm vào ông ta.
Một thầy dòng khác có các vết nứt trên xương cánh tay và chấn thương kín trên hộp sọ, có thể do một người khác gây ra. Một bộ xương phụ nữ ở nghĩa địa người nghèo có những dấu hiệu của bạo lực gia đình.
Xương sườn, xương hàm và xương sống có những vết nứt đã lành trước khi bà ta chết. Mặc dù người nghèo bị gãy xương nhiều nhất, nhưng thương tích nặng nhất được tìm thấy trên xương của một thầy tu được cho là chết do tai nạn xe kéo.
Nguyên Anh (Nguồn Daily Echo)