Bí mật rùng rợn bên trong viên đá quý 100 triệu năm

Bí mật rùng rợn bên trong viên đá quý 100 triệu năm

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Thứ 6, 07/08/2020 19:09

Không thể ngờ rằng, nằm phía trong viên đá quý 100 triệu năm là một sinh vật biến dị không đầu.

Mới đây, các nhà sinh vật học đã tìm thấy một viên đá hổ phách siêu quý hiếm ở Myanmar có kích thước 12,7 x 8,8 x 4,5 cm.

Cộng đồng mạng - Bí mật rùng rợn bên trong viên đá quý 100 triệu năm

Chú thích ảnh

Mọi thứ trở nên đáng sợ khi tiến sĩ Lida Xing từ Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đá Yingliang thông báo rằng bên trong miếng đá hổ phách là một cái xác không đầu của sinh vật thuộc kỷ Phấn trắng – thời đại hoàng kim của khủng long.

Mẫu vật thiếu hẳn phần đầu và một phần thân, nhưng lại bảo quản toàn vẹn được những phần xa nhất của đôi cánh và 2 chân – những phần thường rất khó tìm thấy trong các hóa thạch.

Cộng đồng mạng - Bí mật rùng rợn bên trong viên đá quý 100 triệu năm (Hình 2).

 

Cộng đồng mạng - Bí mật rùng rợn bên trong viên đá quý 100 triệu năm (Hình 3).

 

Nhà nghiên cứu Ryan McKellar thuộc Bảo tàng Hoàng gia Saskatchewan (Canada), một thành viên của nhóm nghiên cứu, trả lời trang New Scientist: "Đây là cái nhìn hoàn chỉnh và chi tiết nhất mà chúng tôi từng có".

Các nhà khảo cổ nói rằng con chim cổ có thể giống với loài chim hiện đại, nhưng có xương vai lạ.

Chúng có móng vuốt trên đôi cánh, hàm và hàm răng chứ không phải là những cái mỏ, mà chưa phát triển ở bất cứ loài chim nào.

Sinh vật cổ đại được xác định là một loại chim Enantiornithine, một nhóm tuyệt chủng của loài chim có răng từng tồn tại song song với những con khủng long khổng lồ.

Nhóm Enantiornithine được coi là nhóm chim "đế vương", thống trị các loài chim kỷ Phấn Trắng.

Cộng đồng mạng - Bí mật rùng rợn bên trong viên đá quý 100 triệu năm (Hình 4).

 

Trước đó, một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Australia đã thu hút sự chú ý của giới học giả.

Miếng hổ phách lâu đời nhất được cả đội tìm ra có niên đại từ 252-201 triệu năm trước. Vào thời điểm đó, Trái Đất tồn tại siêu lục địa Pangea; các châu lục hợp lại thành một chứ không tách ra như bây giờ. Châu Úc và châu Nam Cực dính liền với nhau, bao gồm một phần của vùng phía nam Gondwana.

Công việc tìm kiếm hổ phách của TS.Jeffrey Stilwell đến từ trường Monash đã bắt đầu từ gần 10 năm trước (tháng 5/2011) và không phải ngay lập tức gặt hái được thành công.

Cộng đồng mạng - Bí mật rùng rợn bên trong viên đá quý 100 triệu năm (Hình 5).

Cặp ruồi mắc kẹt 41 triệu năm trong miếng hổ phách.

"Khi đào xuống đất, chúng tôi bắt đầu tìm thấy những mẩu "vàng". Chúng thật sự lấp lánh như vàng vậy, nhưng tôi biết mình đã tìm thấy cái gì. Nó đích thị là hổ phách. Lúc đó tôi còn không tin vào mắt mình", TS Stilwell chia sẻ.

Tuy nhiên, điều đặc biệt hơn nằm ở bên trong miếng hổ phách ấy: Đó chính là 2 con ruồi chân dài bị mắc kẹt tận 41 triệu năm trong miếng hổ phách.

Các nhà khoa học đánh giá, miếng hổ phách lưu giữ chúng xếp vào hàng cực kỳ hiếm có trong hồ sơ hóa thạch.

Đó là lý do vì sao phát hiện của TS.Jeffrey Stiwell cùng nhóm sinh viên lại có giá trị đến thế. Họ không chỉ tìm ra một miếng hổ phách bình thường mà là một miếng hổ phách có chứa cặp ruồi chân dài đang "âu yếm".

Nhưng theo nhà cổ sinh vật học Victoria McCoy từ Đại học Wisconsin, Milwaukee, thì những con ruồi này có thể không thực sự ở tư thế như vậy khi chết. Có khả năng một con ruồi bị mắc kẹt trong hổ phách, và một con khác thấy có hứng và tìm cách tiếp cận!

"Tôi nhìn bằng kính hiển vi và không tin vào mắt mình. Ban đầu tôi còn nghĩ chắc đây là trò đùa của ai đó. Một người nào đó đã mang đôi ruồi này dính vào miếng nhựa cây còn mới. Nhưng không, thực sự chúng tôi đã tìm ra một miếng hổ phách đặc biệt. Đây có lẽ là ví dụ đầu tiên của "hành vi bị đóng băng" trong hóa thạch được tìm thấy từ trước đến nay ở Úc", TS.Stilwell vui mừng nói.

"Giai đoạn tiếp theo của quá trình nghiên cứu là phân tích các chủng loài chúng tôi đã tìm được trong hổ phách. Rất nhiều trong số đó loài người còn không biết chúng từng tồn tại", TS.McCoy nói.

Hóa thạch hổ phách khá phổ biến ở Bắc bán cầu, chúng là một loại đá quý, vốn là hóa thạch của nhựa cây cổ tồn tại nhiều trong các lớp đá và trầm tích trên khắp thế giới. Tuy nhiên, hổ phách lại rất khó được phát hiện tại Australia hay New Zealand.

Nó sẽ trở nên vô cùng giá trị nếu "niêm phong" được một sinh vật tiền sử bên trong, 2/3 số hổ phách quý chứa hóa thạch tìm được trên thế giới đều tập trung ở Myanmar.

Trong nhiều trường hợp hiếm hoi, những hóa thạch này còn có thể bắt lại được một hành vi cụ thể, ví dụ những con ve đang bò qua lông khủng long, hay một con nhện đang tấn công ong bắp cày.

Các nhà khoa học sẽ tiếp tục lập danh sách nhiều loại động vật tìm thấy trong hổ phách, bởi nhiều trong số chúng có thể là những loài mới, và thậm chí là những nhóm động vật mới nữa.

Nguyên Anh (Nguồn Tạp chí Nature/ Frontiers in Earth Science)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.