Bí mật thông tin bị lộ vì luật chưa đi vào thực tế?

Bí mật thông tin bị lộ vì luật chưa đi vào thực tế?

Thứ 5, 27/12/2012 23:43

"Khi chính con người chưa được đảm bảo về quyền nhân thân thì việc bảo vệ bí mật đời tư hay những câu chuyện khác còn chưa được đảm bảo", luật sư Khanh Hoa (Văn phòng Luật sư Bắc Hà, Đoàn Luật sư Hà Nội).

Ông cho rằng: "Đây là một thực trạng xã hội luôn chịu nhiều tác động của nhiều ngoại cảnh. Do tình trạng làm việc chịu sự định hướng, thông tin bị sai lệch, chưa được kiểm định hoặc chưa có sự đồng ý của nhân vật đã vội đưa lên báo chí, dẫn đến việc bí mật đời tư bị công khai trên các thông tin đại chúng được coi là rất bình thường nếu không có sự phản hồi của nhân vật.

Một vấn đề nữa được đặt ra là hiện nay nhiều người sử dụng scandal làm đòn bẩy cho việc đánh bóng tên tuổi. Vì vậy, vấn đề bí mật đời tư lại càng khó xác định. Và những điều luật quy định về bí mật đời tư vẫn nằm nguyên trên giấy mà không có con đường nào đi vào thực tế để đòi lại các quyền cơ bản cho con người".

Có một thực tế mà luật sư Hoa nhận thấy trong thực tiễn là nhiều điều luật chỉ đặt ra một cách hình thức mà chưa được vận hành vào đời sống thực tiễn. Ông dẫn chứng, một quyền cơ bản là quyền công dân đi bầu cử vẫn còn tình trạng hình thức ở nhiều nơi do bị tác động và bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Những vấn đề tâm lý, tập quán và hoàn cảnh, nghề nghiệp cũng đưa đến thực trạng là công dân không biết đến những quyền mà mình được hưởng.

Chính vì luật pháp chưa được phổ biến nên chỉ khi người đó bị vướng vào trường hợp cụ thể thì mới được biết. Và không phải ai bị xâm phạm quyền lợi cũng có thể đứng lên bảo vệ mình vì họ còn chịu nhiều chi phối từ các yếu tố gia đình, sự nghiệp, mối quan hệ đưa lại. Chính những điều đã trở thành "nếp nghĩ" này của người Việt đã đẩy luật pháp xa rời thực tiễn hơn.

Nhịp sống - Bí mật thông tin bị lộ vì luật chưa đi vào thực tế?

MC Đan Lê

Khi phân tích hoàn cảnh thực thi luật pháp của Việt Nam, ông Hoa cho rằng, do mức phạt chỉ dừng ở việc cảnh cáo, xử phạt hành chính nên chưa có sự răn đe đến người vi phạm. Và vô hình trung hiện tượng này đã góp phần làm cho một số cá nhân coi thường pháp luật, những người bị hại ngại "dính" đến pháp luật để rồi luật pháp vẫn mãi là hình thức trong tiềm thức của họ. Đây là lý do khiến luật pháp vẫn chỉ có giá trị ở… "trên giấy".

Ngoài ra, do tập quán, văn hóa người Việt luôn xem trọng, nâng cao giá trị con người nên nhiều khi vấn đề được đánh giá một cách "nhất thời chỉ thông qua một sự kiện". Ông Khanh Hoa cho rằng: "Nhiều khi sự việc rất đơn giản chỉ qua một tấm ảnh, người ta cũng đã vội cho người đó lên bàn phán xét nhân phẩm". Hiện tượng này xảy ra rất nhiều đối với những người của công chúng nhưng với sự phát triển của công nghệ hiện nay thì việc tạo dựng hình ảnh là rất đơn giản. Do đó, vấn đề bảo vệ bí mật đời tư là rất cần thiết".

Để có giải pháp hạn chế tình trạng xâm phậm đời tư của cá nhân, luật sư Hoa nhận định: "Khi luật pháp thực hiện nghiêm thì chính những cá nhân cũng sẽ phải có ý thức hơn về quyền nhân thân của mình, để tự biết cách phòng tránh và bảo vệ quyền lợi cho mình. Có như vậy, người khác mới không có cơ hội lợi dụng những thông tin đời tư để phục vụ vào việc không chính đáng".

Phong Bình


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.