Bí quyết chọn mua laptop cho sinh viên

Bí quyết chọn mua laptop cho sinh viên

Thứ 7, 17/08/2013 10:30

Tránh xa CPU đời cũ, cân nhắc màn hình cảm ứng, cân nhắc các nhu cầu khác...sẽ giúp bạn lựa chọn được 1 model laptop phù hợp nhất có thể.

Mùa khai trường đang đến rất gần và đây là thời điểm nhiều tân sinh viên đang rục rịch chọn mua cho mình một chiếc laptop phục vụ cho công việc học tập và giải trí. Đây cũng là dịp mà các đại lý, cửa hàng kinh doanh laptop tung ra rất nhiều model khuyến mại nhằm thu hút người mua. Giữa bạt ngàn các model đó, việc trang bị những hiểu biết cơ bản trong việc chọn mua sẽ giúp các bạn có thể chọn được cho mình một model ưng ý nhất trong tầm giá.

Ở bài viết này, người viết chỉ muốn hướng tới đối tượng các bạn sinh viên mới nhập trường với số tiền khoảng 10 đến 12 triệu đồng để mua laptop. Nhu cầu của các bạn sinh viên này thường là chỉ lướt web, đọc báo, xem phim HD, trình chiếu slide bài giảng... Tuy nhiên ngay cả với những yêu cầu đó, bạn cũng không thể "mua đại" 1 chiếc máy về dùng. Hãy lưu ý những điểm sau:

Tránh xa các CPU đời cũ

Bí quyết chọn mua laptop cho sinh viênNhững model laptop được bán khuyến mại thường là các model mà đại lý xả hàng tồn kho, nhất là những laptop thuộc phân khúc giá rẻ dưới 10 triệu đồng. Do đó, có thể bạn sẽ bắt gặp những model được giảm giá sâu nhưng chỉ dùng CPU Atom, Celeron đời cũ. Với các máy dùng chip AMD thì bạn sẽ bắt gặp các chip E series.

Đây là những CPU mà hiện nay đã không còn đủ mạnh cho việc chạy nhiều ứng dụng cùng lúc. Do đó, bạn nên loại bỏ ngay những model nói trên và chuyển hướng sang các lựa chọn khác với chip Core i đời càng mới nhất có thể càng tốt theo thứ tự từ mới đến cũ cũ đến mới là Sandy Bridge>Ivy Bridge. Những model chip càng mới không chỉ mang lại hiệu năng CPU mà đồ họa tích hợp cũng tốt hơn và ít tốn điện hơn so với chip đời cũ.

Cân nhắc màn hình cảm ứng

Công nghệ - Bí quyết chọn mua laptop cho sinh viên

Hiện nay HĐH Windows 8 đã ra mắt được một thời gian và nhiều laptop chạy HĐH này cũng đã được bán ra. Mặc dù giao diện mới mẻ của Windows 8 có thể sẽ khiến bạn bỡ ngỡ trong quá trình làm quen ban đầu nhưng với nhiều cải tiến so với Windows 7, một chiếc laptop dùng màn hình cảm ứng chạy Windows 8 vẫn rất đáng thử. Nếu muốn trải nghiệm cảm ứng với mức tài chính không quá dư giả, bạn có thể thử trải nghiệm chiếc VivoBook X202E hiện được bán ở thị trường Việt Nam với giá khoảng 11,5 triệu đồng.

RAM

Công nghệ - Bí quyết chọn mua laptop cho sinh viên (Hình 2).

Bộ nhớ RAM ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu năng hoạt động của máy do các HĐH hiện đại ngày nay như Windows 7, Windows 8 cần nhiều RAM hơn cho các ứng dụng chạy ngầm. Hiện nay các laptop thường được trang bị từ 2 GB RAM trở lên tuy nhiên bạn nên để ý HĐH đi kèm.

Nếu máy được cài sẵn Windows 32-bit, 2 GB RAM vẫn là một dung lượng đủ nếu như bạn không có nhu cầu chạy quá nhiều ứng dụng cùng lúc trong quá trình sử dụng sau này. Nhưng nếu laptop sử dụng Windows bản 64-bit, 2 GB sẽ là không đủ. Bạn cần tìm các model có dung lượng RAM từ 4 GB trở lên cho phiên bản Windows.

Bàn phím

Công nghệ - Bí quyết chọn mua laptop cho sinh viên (Hình 3).

Nên nhớ rằng bàn phím là một trong những thứ bạn sẽ tiếp xúc rất nhiều trong quá trình sử dụng. Vì thế, một chiếc laptop dù có nhiều ưu điểm khác nhưng bàn phím kém chất lượng, bị lún, cũng sẽ gây ra không ít khó chịu cho bạn. Hãy thử trải nghiệm thực tế chất lượng bàn phím và touchpad trước khi quyết định. Đầu tiên bạn mở 1 trình soạn thảo văn bản bất kì, như notepad, gõ vài dòng, sau đó hãy tự cảm nhận xem cảm giác phím bấm mềm hay cứng, khoảng cách giữa các phím gần hay xa, phím quá lớn hay quá bé, và nhất là bạn có mắc nhiều lỗi trong lúc gõ hay không. Nếu những vấn đề khó chịu xuất hiện, thì đừng ngần ngại, hãy chọn một chiếc laptop khác thay vì cố gắng bỏ qua và “sống chung với lũ” sau này.

Một điều nữa cần lưu tâm đó là chất lượng vật lý của bàn phím. Hãy thử dùng hai ngón tay đè xuống hai phím G và H trên bàn phím và cảm nhận độ võng của bàn phím sau khi có lực tác động. Một bàn phím bị đánh giá là chất lượng thấp khi bàn phím bị võng xuống quá nhiều, hoặc những phím lân cận cũng bị tụt xuống (đối với bàn phím chiclet).

Cân nhắc card đồ họa rời

Như trước đây chúng tôi đã từng tư vấn, đừng mua laptop có card đồ họa rời nếu bạn không cần dùng đến nó. Nếu bạn dùng laptop để phục vụ giải trí, duyệt web, soạn thảo,tìm kiếm tài liệu, coding…, thì đồ họa tích hợp trên CPU là đủ. Mua thêm card rời lúc này chỉ làm nặng, nóng máy, tốn pin chứ chẳng có tác dụng gì.

Trọng lượng, kích thước

Công nghệ - Bí quyết chọn mua laptop cho sinh viên (Hình 4).

Với những bạn sinh viên thường có nhu cầu mang laptop đi lại từ nhà tới trường, các model có kích thước từ 11 đến 14 inch là hợp lý hơn cả. Đừng quá tham các model kích thước lớn và cồng kềnh vì nó sẽ khiến bạn "khổ sở" trong việc mang vác.

Tạm kết

Chúng tôi đã từng có nhiều bài viết về tư vấn chọn mua laptop nói riêng và máy tính nói chung như: Mua laptop sao cho tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích; tư vấn lựa chọn sản phẩm...với rất nhiều tiêu chí khác nhau để tham khảo. Tất nhiên, một điều không thể phủ nhận là "tiền nào của nấy", và việc lựa chọn được 1 chiếc laptop vừa rẻ vừa làm bạn hoàn toàn hài lòng là rất khó. Bởi thế, trong nhiều trường hợp, bạn sẽ phải đánh đổi 1 điểm này để lấy 1 điểm khác.

Đài Trang

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.