Cách giúp môi căng bóng không nứt nẻ
Tẩy tế bào chết với một bàn chải đánh răng: Nếu bạn sử dụng một bàn chải đánh răng sợi mềm sạch sẽ, bạn có thể dễ dàng làm mất da khô từ đôi môi của bạn, để lộ ra một lớp mới của da môi.
Dùng dưa chuột bôi lên môi: Nếu bạn không có bất kỳ dầu để bôi lên môi của bạn, sử dụng một số những quả dưa chuột trong tủ lạnh. Cũng giống như bạn có thể làm với đôi mắt của bạn, bạn có thể cắt một số lát dưa chuột và chà chúng trên môi của bạn sẽ cho một cảm giác sảng khoái, mà còn cung cấp độ ẩm và chất dinh dưỡng cho môi.
Tẩy tế bào chết cho đôi môi bằng hoa hồng và sữa: Trong thế giới làm đẹp, chúng ta có thể chỉ biết đến hoa hồng trong vai trò toner, nhưng hóa ra loài hoa này còn có thể làm được nhiều hơn thế. Bạn có thể tạo hỗn hợp tẩy da chết từ cánh hoa hồng và sữa, thậm chí có thể thêm một chút kem sữa vào đó.
Cánh hoa hồng không chỉ giúp chống lại vi khuẩn mà còn giúp tạo màu cho môi bằng cách loại bỏ da chết. Sữa làm dịu da và giúp làm sáng màu môi. Ngoài sữa, chúng ta cũng có thể sử dụng nước hoa hồng với bột cà phê để tẩy tế bào chết cho môi.
Tẩy tế bào chết cho môi bằng mật ong: Mật ong là một nguồn nuôi dưỡng và dưỡng ẩm tuyệt vời. Nó giúp trị nứt nẻ và khô môi. Bạn có thể sử dụng mật mong kết hợp với các chất tẩy tế bào chết khác như cà phê, bột ca cao và muối hồng Himalaya tùy thuộc vào tình trạng hiện có. Cà phê là một chất chống oxy hóa tuyệt vời và cũng giúp dưỡng ẩm cho môi.
Tẩy tế bào chết cho môi bằng đường: Nhiều người có thói quen tẩy tế bào chết cho da mặt và cơ thể nhưng lại bỏ qua đôi môi của mình. Nếu bạn là một trong số đó, hãy thay đổi thỏi quen này bằng cách sử dụng đường để tẩy tế bào chết cho môi, giúp môi luôn mịn màng và quyến rũ.
Chỉ cần trộn hai muỗng cà phê đường với một muỗng cà phê mật ong, bạn sẽ có loại kem tẩy tế bào da chết hoàn hảo mà lại an toàn cho đôi môi của mình. Bôi hỗn hợp lên môi, mát xa nhẹ nhàng và để trong khoảng 5 phút, bạn sẽ loại bỏ được những lớp tế bào chết cũng như những vảy da nứt nẻ bong tróc trên môi mình. Cuối cùng, bạn chỉ cần rủa sạch bằng nước ấm và bôi một chút dầu ô liu và ngắm nhìn làn môi xinh của mình mà thôi.
Một số lưu ý "vàng" bảo vệ môi
Bảo vệ môi trước thời tiết lạnh: Tránh đi ra ngoài khi thời tiết khô hanh và gió mùa. Tuy nhiên nếu bạn buộc phải ra ngoài vì công việc thì nên sử dụng tinh dầu tự nhiên để bảo vệ làn môi khỏi môi trường khắc nghiệt này.
Tô son đúng cách: Bạn nên chọn loại son có kết cấu dạng kem hoặc son nước hơn là dạng thỏi để có được hiệu ứng lâu dài và đảm bảo đôi môi của bạn thật mềm mại và gợi cảm. Bên cạnh đó, những loại son này phải đảm bảo có hàm lượng mỡ và dầu cao hơn.
Khi đánh son, bạn không nên thoa son trực tiếp lên môi vì việc này sẽ khiến hóa chất của mỹ phẩm tác động thẳng lên da, gây thâm và khô rất nhanh. Thay vào đó, bạn nên thoa một lớp dưỡng môi trước khi tô son khoảng 5 phút để lớp dưỡng có thời gian ngấm vào da và bảo vệ.
Không liếm môi hoặc bóc da môi: Nhiều người cho rằng mùa lạnh, môi bị khô, bong tróc nên nên liếm môi thường xuyên hoặc bóc đi lớp da môi đó để môi hết khô hoặc có lớp da môi mới đẹp hơn. Nhưng chính sự liếm môi đó làm cho môi tiếp xúc nhiều lần với nước sẽ làm mất đi lớp ẩm trên môi, làm cho chúng càng trở nên khô hơn. Việc bóc da môi sẽ có nguy cơ làm cho môi của bạn bị chảy máu và gây tổn thương môi vì mất đi lớp bảo vệ. Vì thế, để tránh nứt môi, khô môi thì không nên liếm môi hoặc bóc da môi.
Chọn son môi phù hợp: Son môi chính là 1 trong những nguyên nhân chủ yếu mang lại cho bạn 1 đôi môi khô và nứt nẻ. Vì vậy, hãy nhờ nhân viên tư vấn để chọn được những loại son giàu vitamin E và có chứa kem chống nắng dành riêng cho mùa đông. Đặc biệt, khi mà đôi môi của bạn vẫn chưa được "chữa trị" kịp thời, hãy tạm bỏ qua những loại son bóng vì chúng chính là tác nhân nguy hiểm nhất "tố cáo" đôi môi nứt nẻ.
Trúc Chi (theo Sức khỏe & Đời sống, Tiêu Dùng)