Bí quyết "thổi hồn" nghệ thuật tuồng vào chiếc mặt nạ giấy bồi

Bí quyết "thổi hồn" nghệ thuật tuồng vào chiếc mặt nạ giấy bồi

Nguyễn Hữu Thắng

Nguyễn Hữu Thắng

Chủ nhật, 06/09/2020 10:00

Lo sợ khi những nghệ sĩ gạo cội mất đi, lớp trẻ sẽ không còn biết cách hóa trang vẽ mặt, biểu cảm, ánh mắt trong nghệ thuật diễn tuồng, nghệ sĩ tuồng Nguyễn Kim Kê (75 tuổi) đã mày mò vẽ lên mặt nạ bằng giấy bồi để lưu giữ và truyền lại cho các thế hệ trẻ.

Văn hoá - Bí quyết 'thổi hồn' nghệ thuật tuồng vào chiếc mặt nạ giấy bồi

PV đã tìm đến căn nhà nhỏ của nghệ sĩ tuồng Nguyễn Kim Kê (75 tuổi) trên con phố Đào Duy Từ (Hà Nội) vào một ngày đầu tháng 9. Dù đã về hưu từ năm 40 tuổi do vấn đề sức khỏe nhưng đến nay nghệ sĩ Kim Kê vẫn được nhà hát Tuồng Việt Nam và trường đại học Sân khấu Điện ảnh mời giảng dạy nghệ thuật hóa trang, vũ đạo lẫn hướng dẫn diễn vai mẫu.

Văn hoá - Bí quyết 'thổi hồn' nghệ thuật tuồng vào chiếc mặt nạ giấy bồi (Hình 2).

Theo nghệ sĩ Kê, đối với diễn tuồng, hóa trang trong tuồng là một yếu tố quan trọng, người xem có kinh nghiệm chỉ cần nhìn cách vẽ mặt, biểu cảm, ánh mắt là biết nhân vật ấy tốt hay xấu. Tuy nhiên ngày nay, các diễn viên thiếu kỹ năng hóa trang, những nét biểu cảm được vẽ trên mặt nghệ sĩ đã không còn đúng thần thái như với tuồng cổ ngày xưa. 

Văn hoá - Bí quyết 'thổi hồn' nghệ thuật tuồng vào chiếc mặt nạ giấy bồi (Hình 3).

Chia sẻ lý do vẽ các gương mặt trong diễn tuồng lên mặt nạ giấy bồi, ông Kê cho biết: "Nếu cứ đà này chỉ vài chục năm nữa khi những nghệ sĩ gạo cội mất đi, lớp trẻ sẽ không còn biết cách hóa trang biểu diễn".

Văn hoá - Bí quyết 'thổi hồn' nghệ thuật tuồng vào chiếc mặt nạ giấy bồi (Hình 4).

Nghệ sĩ Kim Kê cho biết, trong tuồng có hàng trăm nhân vật nhưng chia làm 4 nhóm chính: Trung thần, gian thần, nghịch thần và phản thần. Cách phân biệt các nhân vật này dựa vào gam màu chủ đạo: Trắng, đỏ và đen”.

Văn hoá - Bí quyết 'thổi hồn' nghệ thuật tuồng vào chiếc mặt nạ giấy bồi (Hình 5).

Đây là gương mặt đại diện cho vai trung thần thể hiện trong các vở tuồng mang tính chất mặt nền đỏ, cương trực, thẳng thắn, trung thành với vua chúa. 

Văn hoá - Bí quyết 'thổi hồn' nghệ thuật tuồng vào chiếc mặt nạ giấy bồi (Hình 6).

Đối với vai trung thần gam màu đỏ sẽ là chủ yếu với những điểm nhấn như râu hùm, hàm én, mày ngài.

Văn hoá - Bí quyết 'thổi hồn' nghệ thuật tuồng vào chiếc mặt nạ giấy bồi (Hình 7).

Trong ảnh là gương mặt đai diện cho vai phản thần có tên là Hạng Võ trong Hán Sở tranh hùng - một võ tướng giỏi, hữu dũng vô mưu, sẵn sàng ra tay cướp ngôi vua.  

Văn hoá - Bí quyết 'thổi hồn' nghệ thuật tuồng vào chiếc mặt nạ giấy bồi (Hình 8).

Với vai này, cách vẽ gương mặt đường nét phải dữ tợn.

Văn hoá - Bí quyết 'thổi hồn' nghệ thuật tuồng vào chiếc mặt nạ giấy bồi (Hình 9).

Còn vẻ mặt của gian thần thì chủ yếu gam màu trắng, mắt ti hí kéo dài thể hiện rõ tính cách ti tiện, hèn mọn.

Văn hoá - Bí quyết 'thổi hồn' nghệ thuật tuồng vào chiếc mặt nạ giấy bồi (Hình 10).
Văn hoá - Bí quyết 'thổi hồn' nghệ thuật tuồng vào chiếc mặt nạ giấy bồi (Hình 11).

Nhân vật nịnh thần ngoài gam trắng còn phải được đặc tả bởi gương mặt gầy gò, tính cách “gió chiều nào theo chiều đó".

Văn hoá - Bí quyết 'thổi hồn' nghệ thuật tuồng vào chiếc mặt nạ giấy bồi (Hình 12).

"Vai nịnh thần - một nhân vật nhỏ nhưng đối với nhân vật này ai làm vua cũng được tôi làm gì cũng được miễn là hưởng được sự sung sướng, ông nào làm vua tôi cũng theo", ông Kê nói.

Văn hoá - Bí quyết 'thổi hồn' nghệ thuật tuồng vào chiếc mặt nạ giấy bồi (Hình 13).

Nghệ sĩ Kê cho biết, đến nay, tôi vẽ được gần 100 gương mặt trên mặt nạ giấy bồi đại diện cho hàng trăm nhân vật nhưng chia làm 4 nhóm chính: Trung thần, gian thần, nghịch thần và phản thần.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.