Bị trầm cảm, cô giáo tiểu học bỏ ăn uống, ngày càng xanh xao

Bị trầm cảm, cô giáo tiểu học bỏ ăn uống, ngày càng xanh xao

Nguyễn Thị Huệ

Nguyễn Thị Huệ

Thứ 7, 06/01/2018 10:34

Từng có công việc là giáo viên nhưng sau khi rơi vào trạng thái trầm cảm, M. dần bỏ ăn uống, người càng ngày càng xanh xao.

20 tuổi và từng là giáo viên tiểu học, có nhan sắc, được nhiều người theo đuổi, nhưng N.T.M. (Bắc Ninh) lại mắc căn bệnh trầm cảm cũng chính bởi những khó khăn trong công việc và những rắc rối trong chuyện tình cảm.

Điều đáng nói, tuy ai hỏi cũng biết, ngồi dậy nhìn mọi người nhưng M. chỉ nhìn và làm theo lời mọi người nói, bỏ ăn, bỏ uống. Từ một cô gái xinh đẹp đầy sức sống, giờ nhìn M. gầy gò, xanh xao.

Ông B.D.H. một người từng đi chăm con ở cùng khoa A6, bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 cũng xót xa khi nhìn thấy hình ảnh của M. ngày càng tiều tụy vì không ăn uống gì, chỉ uống một chút sữa mỗi ngày.

Khi chúng tôi có mặt tại khoa A6, hỏi gì M. cũng chỉ gật, lắc hoặc ngồi yên.

Các bệnh - Bị trầm cảm, cô giáo tiểu học bỏ ăn uống, ngày càng xanh xao

Bị trầm cảm, không ăn uống gì, M. ngày càng xanh xao

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, PGS.TS Tô Thanh Phương, Trưởng khoa Nữ 6, Phó Giám đốc bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 cho hay, bệnh nhân M. thuộc nhóm bệnh nhân trầm cảm nặng và đang được điều trị theo hướng dùng thuốc. Qua trao đổi với người thân,  M. là người có nhân cách yếu. Hàng ngày, bệnh nhân vẫn hợp tác điều trị nhưng không nói và không ăn. Sau 40 ngày điều trị, tình trạng không biến chuyển sẽ được thay đổi phác đồ mới.

Bác sĩ Tô Thanh Phương khuyến cáo, hiện nay, giới trẻ bị các yếu tố xung quanh ảnh hưởng rất lớn, gây ra các rối loạn tâm thần trong đó có trầm cảm. Sự phát triển của xã hội kéo theo những vấn đề ở giới trẻ như nghiện game, mạng xã hội, áp lực học tập, áp lực công việc, mâu thuẫn tình cảm… khiến họ không có sức chống đỡ dễ bị mắc bệnh.

Cũng theo PGS.TS Phương, để tăng sức chống đỡ và phòng tránh bệnh rối loạn tâm thần ở người trẻ, chính bản thân họ cần phải trao đổi tâm sự với người khác để giải tỏa những nỗi ấm ức trong lòng. Sự kìm nén quá lâu sẽ gây ra ức chế tâm lý, âu lo trầm cảm.

Ngoài ra, cần chú ý tăng cường rèn luyện thể lực, vận động thể thao để giúp máu lên não nhiều, tăng oxy. Đồng thời, người trẻ nên tham gia nhiều vào các hoạt động xã hội. Với nhóm học sinh, sinh viên cần tránh xa game, ma túy đá. Sử dụng mạng xã hội đúng theo mục đích, hạn chế kết bạn với những người không quen biết.

Trầm cảm là một trong số những bệnh tâm thần có thể điều trị được và kết quả rất tốt. Bệnh nhân trầm cảm cần phải tuân thủ quy tắc điều trị của bác sĩ và không được tự ý bỏ thuốc. Nếu bệnh nhân mắc trầm cảm dưới 6 tháng (cấp tính) sẽ điều trị thuốc tấn công liên tục, không bỏ thuốc điều trị ngày nào, duy trì thuốc 1,5 năm.  Bệnh nhân mắc bệnh trên 6 tháng, dùng thuốc tấn công liên tục ít nhất 7 tháng đến một năm và duy trì thuốc điều trị 3 – 5 năm.

“Khi có những triệu chứng mất ngủ kéo dài, lo âu, buồn phiền không dứt nên đi khám chuyên khoa tâm thần. Hiện nay, xã hội vẫn có tâm lý kỳ thị với bệnh tâm thần, khiến cho không ít người mắc bệnh mặc cảm, không dám đi điều trị”, PGS.TS Tô Thanh Phương nói.

Nguyễn Huệ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.