Dịch bệnh tràn lan trên thế giới
Tổ chức WHO đưa ra báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng trước kia có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới.
Theo đó, hàng năm có khoảng 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy.
Ông Nguyễn Huy Nga, cục trưởng Cục Môi trường Y tế, cảnh báo ở Việt Nam thời gian qua đã phát sinh chín bệnh truyền nhiễm liên quan đến BĐKH như bệnh cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, sốt xuất huyết, sốt rét, tả, thương hàn, tiêu chảy, viêm não do virus và viêm đường hô hấp cấp tính do virus (SARS).
WHO khuyến cáo thế giới các bệnh lạ do biến đổi khí hậu.
Theo báo cáo của Bộ Y tế Việt Nam, trong hơn 10 năm qua, diễn biến của một số bệnh truyền nhiễm gây dịch, bệnh lây truyền qua véctơ dao động qua các năm. Trong đó sự biến động của thời tiết có tác động rõ rệt đến sự gia tăng nguy cơ bùng phát các bệnh dịch truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa (như bệnh tả, thương hàn, tiêu chảy cấp…), các bệnh đường hô hấp (SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1) và các bệnh do véctơ như sốt rét, sốt xuất huyết.
Bệnh lạ
BĐKH ảnh hưởng đến sự thay đổi sinh thái, gây ra một loạt yếu tố có thể làm trầm trọng thêm, tràn lan một loạt các bệnh mới (bệnh Zoonotic). Viện Nghiên cứu y học Bộ Y tế Malaysia công bố trong số 1.400 loài được biết đến của các sinh vật gây bệnh truyền nhiễm cho con người, 61% là bệnh zoonotic. Động vật hoang dã và động vật nuôi là những loài chủ chốt gây ra bệnh Zoonotic từ những sinh vật không rõ trước đây, có thể xuất hiện trong con người. Chẳng hạn như tại Malaysia, sự kết hợp giữa yếu tố El Nino và sự phá hủy của con người gây cháy rừng, phá hủy hệ sinh thái đã khiến loài dơi và quạ mang virus paramyxo kỳ lạ. Virus Nipal gây ra bệnh viêm não mới tại Malaysia trong ba tháng đã làm 283 trường hợp mắc, 105 người chết.
Tương tự, Hội đồng nghiên cứu Y khoa và Y tế quốc gia Úc cũng cho biết một số bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường trung gian mang tính chất địa lý đã gia tăng trong những năm gần đây cùng với sự nóng lên trong khu vực như sốt rét ở khu vực cao nguyên Đông châu Phi, viêm não do ve truyền ở Thụy Điển, bệnh Lyme ở Canada, bệnh sán máng ở miền Đông Trung Quốc và châu Âu, bệnh lưỡi xanh do virus ở châu Âu.
Đặc biệt, các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền thành từng đợt sang người từ các nguồn động vật di cư như bệnh sốt Tây sông Nile (hiện đã có cả ở Mỹ và Canada - chim là vật chủ), bệnh Sosots thung lũng Rift Kenya (đại gia súc), virus sông Ross Úc (chuột túi)...
Tiến sỹ Nguyễn Hữu Ninh, giám đốc trung tâm Nghiên cứu giáo dục và phát triển Môi trường (CERED) cho hay, đối với mỗi cá nhân chúng ta phải có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Bao gồm giữ gìn môi trường, sử dụng giao thông tốt nhất như đi nhiều người một xe, dùng bóng đèn tiết kiệm, ra khỏi phòng tắt điện ngay, tắt máy tính khi không dùng. Mỗi cá nhân phải nhận thức rằng năng lượng và sự bảo vệ môi trường là hết sức quan trọng sẽ làm cho thế giới tốt hơn.
Trả lời phỏng vấn báo Người đưa tin, ông Lê Công Thành - cục trưởng Cục khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên & Môi trường cho hay, biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại, sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới.
Theo TS Nguyễn Huy Nga, cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế), các dịch bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng đều do ô nhiễm vệ sinh môi trường. Ngoài ra, việc nguồn nước bị ô nhiễm, nhiệt độ tăng, nước biển dâng cao, lượng mưa thay đổi, tạo điều kiện cho vi trùng, vi khuẩn phát triển, muỗi gia tăng khiến cho bệnh sốt xuất huyết, sốt rét cũng tăng cao. Việc ô nhiễm nguồn nước khiến cho dịch bệnh đường tiêu hóa bùng phát. Ô nhiễm khí hậu, khói bụi khiến cho các bệnh về phổi như lao, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen… không ngừng gia tăng. TS. Trần Đắc Phu, phó cục trưởng Cục Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế) cho biết, có sự liên quan mật thiết giữa một số bệnh dịch phát hiện trên người và các tác động của BĐKH trong thời gian gần đây. Trong đó, nổi cộm là các bệnh truyền nhiễm, thiếu chất dinh dưỡng, căng thẳng, bệnh do nhiệt độ tăng cao... |
> Cùng chung tay với chúng tôi truyền thông cho một Việt Nam Xanh!
Diệp Thanh (tổng hợp)