Về ngoại giao: Trung Quốc tích cực dùng thủ đoạn “chia để trị” trong khu vực ASEAN – không măn mà với giải pháp đa phương, coi trọng song phương – Phải chăng học thuyết “Sức mạnh mềm biên giới mềm” của Thôi Húc Thần – Trung Quốc cách đây 2 thập niên đang áp dụng và đã có hiệu quả.
Vụ cắt cáp thăm dò dầu khí của Tàu Bình Minh 2 năm 2011 là trò ỷ đông hiếp yếu của Trung Quốc
Sách gồm 4 phần: “Sự quyến rũ của biên cương mềm”, “Chiến tranh bên ngoài chiến tranh”, “Đòn đánh mềm trong chiến tranh cứng” và “Thời cơ của chúng ta”. “biên cương mềm”(biên cương vô hình giữa các dân tộc, quốc gia) “biên cương cứng” (biên cương địa lý), “biên cương sinh tồn” (giới hạn địa lý sinh sống, tồn tại của một dân tộc, quốc gia), “biên cương sức mạnh” (biên cương chiến lược- sức mạnh quốc phòng vươn tới trên thực tế), tác giả cho rằng: "mọi quốc gia đều có tham vọng mở rộng biên cương sinh tồn”.
Phải chăng tư tưởng này đang thấm vào các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc?
Về mặt quân sự : Không dừng lại ở việc tranh chấp chủ quyền trên mặt trận ngoại giao, tuyên bố mà dùng nhiều thủ đoạn kiểu sức mạnh thực lực “lấy thịt đè người”. Ngang nhiên cho tàu xâm lấn vùng biển, cắt cáp, bắt ngư dân, bắn cháy Cabin tàu cá Việt Nam... Xu hướng leo thang của TQ ngày càng rõ rệt. Ý đồ ngày càng trắng trợn, rất rõ phương châm “mềm nắn rắn buông” – Philippines đối đầu trên mọi phương diện buộc Trung Quốc xuống thang dịu giọng.
Trung Quốc đưa tàu cá xuống xâm phạm ngư trường Trường Sa của Việt Nam |
Còn xét về ý thức hệ tư tưởng: thể hiện tư tưởng nước lớn, bất chấp luật pháp quốc tế, đặt giàn khoan, thăm dò khai thác cắm mốc chủ quyền, thành lập đơn vị hành chính, phát triển du lịch, xây cầu, làm đường băng sân bay... Không phải là sự bột phát nhất thời mà là có hệ thống từ xa xưa.
Về chính trị: Tuyên bố thân thiện hữu hảo cấp vĩ mô. Tiếp đón trọng thể hình thức nhưng nội dung Hội đàm né tránh: "là chuyện riêng giữa Trung Quốc với các bên tranh chấp." Trung Quốc mới chỉ đồng ý "tham vấn" chứ không phải “đàm phán”. “Tham vấn COC là trò TQ đánh lạc hướng, tránh quốc tế hóa Biển Đông”.
Trước thềm Hội nghị Bộ trưởng ASEAN, ngày 27/6 Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc phát biểu bóng gió xa xôi rằng nỗ lực của Philippines tìm kiếm sự giúp đỡ của bên thứ 3 (Mỹ, Nhật) trong tranh chấp Biển Đông là "vô ích", tính toán sai lầm và không đáng để cố gắng.
Trong lúc tranh chấp căng thẳng trên mọi lĩnh vực chưa giải quyết rõ ràng thì Trung Quốc cho lưu hành Hộ chiếu in hình lưỡi bò rất trắng trợn coi thường dư luận thế giới. Có thể nói ứng xử ngoại giao trong tranh chấp Biển Đông của Trung Quốc là điển hình của nền ngoại giao “ứng xử 2 lời”, không giữ chữ tín.
Để thực hiện những mục đích trên, Trung Quốc luôn dùng thủ đoạn tuyên truyền mị dân, xuyên tạc lịch sử làm nhân dân TQ hiểu sai, không rõ sự thật về vấn đề Biển Đông cũng như hình ảnh của nhân dân, Nhà nước Việt Nam.
Trước những toan tính rất rõ ràng như vậy, đòi hỏi Việt Nam phải luôn cảnh giác, tỉnh táo trước hành động của họ để có những ứng xử phù hợp.