Biện pháp khẩn cấp tạm thời: Lo ngại cái 'bắt tay' vì lợi ích nhóm?

Biện pháp khẩn cấp tạm thời: Lo ngại cái 'bắt tay' vì lợi ích nhóm?

Vũ Phương

Vũ Phương

Chủ nhật, 02/04/2017 20:31

Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đôi khi phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người cầm cân nảy mực. Thâm chí, không loại trừ việc lạm dụng biện pháp này là có lợi ích nhóm, tiêu cực...

Góc nhìn luật gia - Biện pháp khẩn cấp tạm thời: Lo ngại cái 'bắt tay' vì lợi ích nhóm?

 Quyết định áp dụng BPKCTT của TAND quận 5 đối với báo Giao thông. 

Yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) là cần thiết nhằm đảm bảo lợi ích kịp thời bảo toàn tài sản, bảo vệ chứng cứ, giảm thiểu những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, việc áp dụng BPKCTT đang có dấu hiệu bị lạm dụng, mập mờ, thậm chí lo ngại các bên “bắt tay” cơ quan tòa án nhằm “chơi xấu” đối phương hay vì mục đích tiêu cực, lợi ích nhóm.

Một trong những vụ việc gần đây nhận được sự quan tâm đặc biệt từ dư luận xung quanh quyết định áp dụng BPKCTT được vị thẩm phán TAND quận 5 (TP.HCM) đưa ra.

Theo đó, TAND quận 5 quyết định áp dụng BPKCTT nhằm buộc báo Giao thông không được đăng tải các bài báo liên quan đến đơn vị kinh doanh vận tải Thành Bưởi về các vấn đề: “xe hợp đồng trá hình, lách luật, né thuế, phí hay trốn thuế gây thất thu cho Nhà nước”.

Nhiều chuyên gia pháp lý khi được PV báo điện tử Người Đưa Tin tham vấn cho rằng, việc áp dụng các BPKCTT hiện nay còn nhiều bất cấp, luật quy định khá chặt chẽ, nhưng người thực hiện sẽ quyết định việc áp dụng BPKCTT đúng hay sai.

Thậm chí, việc quyết định áp dụng biện pháp này đôi khi phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người cầm cân nảy mực. Bởi vậy, không loại trừ việc “bắt tay” giữa tòa và một trong các bên làm sai lệch bản chất vụ việc dẫn đến áp dụng BPKCTT chưa đúng.

Góc nhìn luật gia - Biện pháp khẩn cấp tạm thời: Lo ngại cái 'bắt tay' vì lợi ích nhóm? (Hình 2).

 Luật gia Nguyễn Cảnh Phương. 

Trao đổi với PV, Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Lai Châu Nguyễn Cảnh Phương thẳng thắn cho biết: “Tòa án chỉ áp dụng BPKCTT khi thấy cần thiết nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của bị đơn.

Tuy nhiên, nếu thẩm phán không xem xét, kiểm tra hồ sơ cẩn thận sẽ rất dễ dẫn đến áp dụng BPKCTT một cách chủ quan.

Hơn nữa, việc chứng minh trường hợp nào là cần thiết áp dụng BPKCTT lại tùy thuộc vào quyết định của tòa án. Chính vì vậy rất dễ dẫn đến việc lạm dụng, lợi dụng BPKCTT nhằm phục vụ cho mục đích cá nhân hay tổ chức.

Thậm chí, có tiêu cực trong việc áp dụng biện pháp khẩn này giữa bên bị đơn và tòa án hoặc ngược lại”.

Luật gia Nguyễn Cảnh Phương cũng chỉ ra: “Thực tế xảy ra không ít vụ áp dụng sai, bên bị áp dụng BPKCTT sẽ rất khó khăn chứng minh được thiệt hại cũng như phải khởi kiện lên tòa cấp cao hơn để lấy lại công bằng và được bồi thường nếu có thiệt hại.

Hơn nữa, trước khi đưa ra quyết định áp dụng BPKCTT cần phải kiểm tra thật kỹ có vi phạm các luật khác không. Như việc áp dụng BPKCTT của tòa án Nhân dân quận 5 (TP.HCM) đối với báo Giao thông như vậy là vi phạm Luật Báo chí.

Để tránh trường hợp người ra quyết định BPKCTT không vì lợi ích cá nhân, không tuân theo quy định pháp luật thì ngoài việc đề cao trách nhiệm của người yêu cầu áp dụng BPKCTT cũng phải nâng cao trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng khi ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT”.

Góc nhìn luật gia - Biện pháp khẩn cấp tạm thời: Lo ngại cái 'bắt tay' vì lợi ích nhóm? (Hình 3).

Ông Nguyễn Bá Thuyền.  

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Bá Thuyền, ĐBQH (khóa 12,13), nguyên Viện trưởng VKSND tỉnh Lâm Đồng cho rằng: “Trong thực tiễn có nhiều vụ việc lạm dụng BPKCTT dẫn đến áp dụng sai gây ảnh hưởng đến các bên và người thứ ba.

Tuy nhiên, việc chứng minh tòa án áp dụng BPKCTT sai hay không thì phải do cơ quan tòa án cấp cao hơn xét xử. Bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp trên là căn cứ để kết luận việc tòa án cấp dưới áp dụng BPKCTT đúng hay sai.

Nếu việc áp dụng đó sai mà gây hậu quả, thiệt hại cho một trong các bên hoặc người liên quan thì cấp tòa án áp dụng sẽ phải bồi thường. Việc bồi thường bao nhiêu, như thế nào thì các bên bị thiệt hại phải chứng minh được”.

Ông Nguyễn Bá Thuyền cũng thẳng thắn chia sẻ: “Áp dụng BPKCTT trong thực tiễn vẫn có nhiều vụ việc cấp tòa lạm dụng BPKCTT khiến bên bị đơn bị ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp”.

Vũ Phương 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.