Biến tướng nghi lễ hầu đồng: Biểu hiện thương mại hóa di sản cần bị phê phán

Biến tướng nghi lễ hầu đồng: Biểu hiện thương mại hóa di sản cần bị phê phán

Đinh Lạc Thành

Đinh Lạc Thành

Thứ 4, 08/11/2017 04:57

Những “hạt sạn”, biến tướng nghi lễ hầu đồng trong thời gian gần đây đã khiến các nhà quản lý rất đau đầu để hướng dẫn người dân thực hành tín ngưỡng hầu đồng chuẩn. Vậy, người trong cuộc nói gì về vấn đề này?

Theo tìm hiểu của chúng tôi, gần một năm sau khi được UNESCO chính thức ghi danh Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, nhiều cá nhân, tổ chưc đã cố gắng nhằm duy trì, phát huy những giá trị chuẩn mực của thực hành di sản.

Thế nhưng, thời gian gần đây, nhiều thanh đồng lâu năm theo tín ngưỡng thờ Mẫu đã bức xúc trước các biểu hiện sai lệch nhưng lại được gắn “mác” di sản. Có thể kể đến các hiện tượng khiến dư luận phản đối gay gắt như sử dụng cả bản quốc ca thiêng liêng để nhảy đồng kệch cỡm, thậm chí nhảm nhí đến mức thanh đồng để khách nhét tiền vào ngực trong khi hầu thánh, hình ảnh các thanh đồng nhảy múa tưng bừng, không theo bài bản của một nghi lễ chính thống, cung văn lộn xộn… Chính những “con sâu làm rầu nồi canh” này đã làm cho nhiều người có tâm với tín ngưỡng đạo mẫu phải lên tiếng.

Văn hoá - Biến tướng nghi lễ hầu đồng: Biểu hiện thương mại hóa di sản cần bị phê phán

Ông Vũ Đức Quyết -  Thủ nhang đền Phúc Thủy Linh (thôn Mễ Thượng, xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên).

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ông Vũ Đức Quyết -  Thủ nhang đền Phúc Thủy Linh (thôn Mễ Thượng, xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) cho biết: “Việc tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể là niềm vui đối với chúng tôi. Tín ngưỡng thờ Mẫu được thế giới vinh danh càng khẳng định được những giá trị thiêng liêng, cần được gìn giữ và bảo tồn. Với tâm nguyện giữ gìn những giá trị đó, nhiều năm qua, tại bản đền Phúc Thủy Linh từ đã không chỉ duy trì nét đẹp tín ngưỡng mà còn tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện như giúp đỡ người nghèo, xây dựng quỹ khuyến học, quỹ phúc lợi cho nhân dân…”.

Văn hoá - Biến tướng nghi lễ hầu đồng: Biểu hiện thương mại hóa di sản cần bị phê phán (Hình 2).

Ông Quyết chia sẻ, trước những hiện tượng “biến tướng”, sai lệch của một số người khi thực hiện tín ngưỡng hầu đồng, ông cũng không đồng ý.

Ông Quyết chia sẻ thêm, trước những hiện tượng biến tướng, sai lệch của một số người khi thực hiện tín ngưỡng hầu đồng, ông cũng không đồng ý. Bởi, việc tung tiền có mệnh giá lớn, biến tín ngưỡng thành mê tín dị đoan là khó chấp nhận được.

“Người làm việc tâm linh thì lấy cái tâm ra để thực hiện, chứ việc khoa trương là không nên. Biểu hiện thương mại hóa di sản phải bị phê phán. Thờ Mẫu điều cần nhất là cái tâm hướng thiện, là tấm lòng thành. Nếu lễ to, lễ lớn thì những người dân quê chân lấm tay bùn lấy ở đâu ra...” - ông Vũ Đức Quyết bộc bạch.

Văn hoá - Biến tướng nghi lễ hầu đồng: Biểu hiện thương mại hóa di sản cần bị phê phán (Hình 3).

Thanh đồng Nguyễn Thị Thu Huyền (Hà Nội).

Thanh đồng Nguyễn Thị Thu Huyền (Hà Nội) cho hay: “Hiện nay, nhiều người đang hiểu sai việc thờ tín ngưỡng nên có nơi làm chưa đúng. Trước những biểu hiện biến tướng di sản, rất cần đến sự nỗ lực của chính các thanh đồng, những người đang thực hành và duy trì sức sống đạo Mẫu trong cộng đồng. Bởi bản chất của tín ngưỡng thờ Mẫu là đưa con người hướng đến các giá trị tốt đẹp, sự đoàn kết, gắn bó chứ không phải các biểu hiện lệch lạc như những giá đồng tung tiền mệnh giá lớn, phô trương, khoe mẽ hay việc sân khấu hóa tràn lan, lợi dụng di sản để trục lợi”.

Văn hoá - Biến tướng nghi lễ hầu đồng: Biểu hiện thương mại hóa di sản cần bị phê phán (Hình 4).

Thanh đồng Nguyễn Thị Thu Huyền cho biết, người theo đạo Mẫu thường là những người nền nã, hướng thiện và cùng cộng đồng chung tay để thực hành tín ngưỡng cho chuẩn văn hóa

Thanh đồng Nguyễn Thị Thu Huyền cho biết thêm, người theo đạo Mẫu thường là những người nền nã, hướng thiện và cùng cộng đồng chung tay để thực hành tín ngưỡng cho chuẩn văn hóa.

“Nếu chỉ hầu đồng, tung tiền lớn để phô trương, hoặc tổ chức các hoạt động sai lệch với bản chất tín ngưỡng thì đó chính là lợi dụng di sản để trục lợi. Trong sâu thẳm của mỗi người, tín ngưỡng thờ Mẫu luôn có những giá trị chuẩn mực, cho nên nếu làm các giá đồng tiền tỷ mà không có tâm thành thì cũng vô nghĩa…”, thanh đồng Nguyễn Thị Thu Huyền bộc bạch. 

TS. Lê Thị Minh Lý, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa cho rằng: “Trước những biểu hiện biến tướng hầu đồng, Trung tâm luôn hướng dẫn người dân để có những chuẩn mực cần thiết. Những người có tâm thực sự là những người rất hòa nhã, không có việc tranh cướp lộc, không có việc tung tiền đến các cửa Thánh. “Suy nghĩ “trần sao âm vậy”, khoa trương bằng cách tung tiền mệnh giá lớn là sai lầm. Bởi, việc tâm linh thì không cần ồn ào. Không phải cứ tung nhiều tiền, thì sẽ được phù hộ. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ cùng với các cơ quan chức năng quản lý hợp lý để việc hầu đồng không bị thương mại hóa, không để nhiều người lợi dụng di sản trục lợi cá nhân”.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.