Trong cuộc chiến hào hùng của dân tộc ta, những người lính Biệt động Sài Gòn đã đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc đấu tranh ấy, tạo nên bước ngoặt lịch sử cho nước nhà dẫn đến đại thắng năm 1975 giải phóng miền Nam , thống nhất đất nước.
Những ngày cuối tháng 4 chúng tôi tìm về xã Mê Pu, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận để tìm gặp chú Nguyễn Văn Ba (Ba Quang), một người lính Biệt động Sài Gòn . Người đã đi qua chiến tranh và đến nay đang sống hạnh phúc giữa thời bình.
Vợ chồng chú Nguyễn Văn Ba (Ba Quang) - một trong những người lính Biệt động Sài Gòn.
Khi chúng tôi đến, chú Ba đang chăm chỉ chăm sóc vườn tiêu của gia đình, đôi tay chú Ba thoăn thoắt. Không ai nghĩ chú đã ở tuổi 70. Ngừng tay, chú Ba mời chúng tôi uống trà và chia sẻ về cuộc đời của mình.
Chú Ba sinh ra và lớn lên trong một gia đình cách mạng ở tỉnh Quảng Nam. Từ bé chú đã phải sống trong sự ác liệt của chiến tranh nên điều đó càng thôi thúc chú Ba có ý chí, lớn lên sẽ ra chiến trường diệt giặc.
Hình vợ chồng chú Ba chụp tháng 4/1975.
Đến năm 1960, chú Ba (lúc này 15 tuổi) từ bỏ quê hương vì nỗi đau chiến tranh, sau đó chú theo gia đình vào Sài Gòn sống. Mới vào Sài Gòn, chú tham gia Hội Học sinh sinh viên làm công tác liên lạc, giao thông, trung chuyển thư tín quan trọng trong vai một thợ hồ. Trong lúc này thì ở quê, gia đình đã nhắm cho chú Ba một mối đó là cô Lê Thị Kim Ba người cùng làng, cho đến năm 1964 chú trở về Quảng Nam cưới cô Kim Ba rồi đưa vợ về Sài Gòn sống chung, mục đích hợp thức hóa giấy tờ. Cũng từ năm 1964 chú bắt đầu tham gia Biệt động Sài Gòn.
Chú Ba được phân công vào đội biệt động 90C, chuyên đánh giữa lòng Sài Gòn, thời gian chú