Biểu tình ở Thổ Nhĩ Kỳ bước sang ngày thứ năm

Biểu tình ở Thổ Nhĩ Kỳ bước sang ngày thứ năm

Thứ 4, 05/06/2013 15:27

Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng hơi cay đế tìm cách giản tán các nhóm người biểu tình tại Istanbul, trong khi người biểu tình dùng gạch đá và các vật liệu khác để dựng lên rào cản trên một số đường phố.

Bất chấp việc phó thủ tướng đã phải lên tiếng xin lỗi về hành động trấn áp mạnh tay của cảnh sát, hàng nghìn người Thổ Nhĩ Kỳ tối qua vẫn tụ tập về quảng trường Taksim tại Istanbul trong ngày biểu tình chống chính phủ thứ 5 liên tiếp.

Một nghiệp đoàn đại diện cho gần 250.000 người đã tổ chức một cuộc đình công hai ngày, để phản đối việc cảnh sát đàn áp người biểu tình.

Bất chấp lời kêu gọi của chính phủ, hàng ngàn người biểu tình đã xuống đường đông đảo tại trung tâm thành phố Ankara và quảng trường chính ở Istanbul.

Hai người thiệt mạng và hằng trăm cảnh sát cùng thường dân bị thương kể từ khi cuộc biểu tình bắt đầu hôm thứ Sáu tuần trước nhằm chống lại kế hoạch dẹp bỏ một công viên tại Istanbul.

Tiêu điểm - Biểu tình ở Thổ Nhĩ Kỳ bước sang ngày thứ năm

Cuộc biểu tình tuần hành từ đó đã leo thang thành một cuộc bày tỏ giận dữ với đảng đương quyền và những cáo buộc rằng Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan áp đặt quan điểm Hồi Giáo của ông lên quốc gia có chủ trương thế tục này.

Phó Thủ tướng Bulent Arinc nói rằng thật sai làm khi sử dụng “bạo lực quá đáng” nhắm vào người biểu tình. Nhưng ông từ chối xin lỗi những người mà ông gọi là đã phá hủy tài sản của dân chúng.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ông Muammer Guler cho biết, các cuộc biểu tình đã lan rộng khắp Thổ Nhĩ Kỳ, diễn ra trên một nửa trong số 81 tỉnh toàn lãnh thổ. Ông Guler nói rằng có 1.750 người đã bị giam giữ kể từ thứ Ba, nhưng hầu hết họ đã được thả tự do. Chi phí thiệt hại chưa được công bố.

Tiêu điểm - Biểu tình ở Thổ Nhĩ Kỳ bước sang ngày thứ năm (Hình 2).

Hiệp hội các bác sĩ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, các cuộc biểu tình đã làm bị thương 1.000 người tại thành phố Istanbul và 700 người tại thủ đô Ankara.

Ông Koray Caliskan, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Bosphorus Istanbul cho biết: "Tổng thống Erdogan không lắng nghe bất cứ ai nữa, ngay cả các thành viên trong đảng của ông. Tuy nhiên, sau các cuộc biểu tình cuối tuần này, ông sẽ phải chấp nhận rằng ông là thủ tướng của một quốc gia dân chủ, và rằng ông không thể giải quyết việc này một mình."

Các phương tiện truyền thông lớn của Thổ Nhĩ Kỳ bị cáo buộc đồng lõa và bị kiểm soát hoàn toàn bởi Chính phủ, khi hầu như không có báo cáo gì về các vụ biểu tình.

Các nhóm nhân quyền đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về việc thiếu tự do ngôn luận ở Thổ Nhĩ Kỳ, và tổng thống Erdogan thường xuyên chỉ trích các phương tiện truyền thông và các nhà báo đã bất đồng với quan điểm của ông và đảng Công lý và Phát triển (AKP). Các chính trị gia phe đối lập kêu gọi ông Erdogan hãy lắng nghe công chúng thay vì cố gắng để bịt miệng họ.

Tiêu điểm - Biểu tình ở Thổ Nhĩ Kỳ bước sang ngày thứ năm (Hình 3).

Cảnh sát dùng vòi rồng để đẩy lùi người biểu tình

Bất chấp sự phản đối từ các nhà hoạch định và bảo vệ môi trường đô thị, chính quyền đảng AKP vẫn đang tiếp tục tiến hành một số dự án xây dựng lớn ở Istanbul. Trong đó có việc xây một cây cầu thứ ba bắc qua eo biển Bosphorus, một sân bay thứ ba và một nhà thờ Hồi giáo khổng lồ.

Thủ tướng Erdogan nói: "Tôi sẽ không tìm kiếm sự ủng hộ (của phe đối lập) hoặc từ những người chống đối." "Nếu họ gọi ai đó, người đã phục vụ nhân dân là một" kẻ độc tài", tôi không có gì để nói. Mối quan tâm duy nhất của tôi là được phục vụ đất nước tôi ... Tôi không phải là ông chủ của nhân dân. Chế độ độc tài không chảy trong dòng máu tôi hay là nhân cách tôi. Tôi là đầy tớ của nhân dân”.

P.V

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.