Bình Định: 13 bảo vật quốc gia là những tác phẩm điêu khắc đá Champa độc đáo

Bình Định: 13 bảo vật quốc gia là những tác phẩm điêu khắc đá Champa độc đáo

Nguyễn Thị Thu Dịu

Nguyễn Thị Thu Dịu

Thứ 5, 21/11/2024 16:50

Bình Định có 13 bảo vật quốc gia là những tác phẩm điêu khắc Champa độc bản, quý hiếm. Đây là nguồn sử liệu quý cho công tác nghiên cứu lịch sử - văn hóa, khai thác yếu tố di sản văn hóa phục vụ du lịch.

Ngày 21/11, tại Bảo tàng tỉnh Bình Định, Sở VH&TT tỉnh này đã tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận 2 bảo vật quốc gia - tượng sư tử đá thành Đồ Bàn, niên đại cuối thế kỷ XI-đầu thế kỷ XII, và giới thiệu 13 bảo vật quốc gia của tỉnh.

Ông Tạ Xuân Chánh - Giám đốc Sở VH&TT (giữa) đón nhận quyết định công bố thêm 2 bảo vật quốc gia là cặp tượng sư tử thành Đồ Bàn. Ảnh:HP

Ông Tạ Xuân Chánh - Giám đốc Sở VH&TT (giữa) đón nhận quyết định công bố thêm 2 bảo vật quốc gia là cặp tượng sư tử thành Đồ Bàn. Ảnh:HP

13 bảo vật quốc gia là những tác phẩm điêu khắc đá Champa

Theo Sở VH&TT tỉnh Bình Định, nằm giữa dải đất miền Trung, Bình Định là nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa cổ xưa. Trong gần 5 thế kỷ (từ thế kỷ XI đến nửa sau thế kỷ XV) vùng đất Bình Định là kinh đô Vijaya của vương quốc Champa.

Nơi đây đã để lại nhiều dấu ấn kiến trúc tôn giáo còn hiện hữu với 8 cụm/14 tháp Chăm và hàng nghìn tác phẩm nghệ thuật điều khắc Champa. Mỗi hiện vật Champa ẩn chứa một vẻ đẹp riêng, độc đáo, hấp dẫn.

Từ năm 2015 - 2024, qua các đợt công nhận bảo vật quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bình Định vinh dự có 13 bảo vật quốc gia là những tác phẩm điêu khắc Champa.

Bảo vật quốc gia - tượng sư tử thành Đồ Bàn có niên đại cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Bình Định. Ảnh:HP

Bảo vật quốc gia - tượng sư tử thành Đồ Bàn có niên đại cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Bình Định. Ảnh:HP

Trong số đó, Bảo tàng tỉnh đang lưu giữ, trưng bày 8 bảo vật quốc gia: Phù điêu nữ thần Mahishasuramardini, niên đại đầu thế kỷ XII, phù điêu thần Brahma, niên đại cuối thế kỷ XII; cặp phù điêu chim thần Garuda diệt rắn, niên đại thể kỷ XII - XIV; phù điêu nữ thần Sarasvati, niên đại đầu thế kỷ XII; phù điêu Thần hộ pháp Mả Chùa, niên đại thế kỷ XII và cặp tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (thành Hoàng Đế), niên đại cuối thế kỷ XI - đầu thế kỷ XII.

Còn 5 bào vật quốc gia còn lại nằm ở các địa phương trong tỉnh, gồm: Cặp tượng voi đá thành Đồ Bàn niên đại nửa sau thế kỷ XII- nằm trong khuôn viên thành Đồ Bàn (xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn); cặp tượng Hộ Pháp, niên đại thế kỷ XII-XIII tại chùa Nhạn Sơn (xã Nhơn Hậu); tượng thần Shiva, niên đại thế kỷ XV tại chùa Linh Sơn (xã Nhơn Hội, Tp. Quy Nhơn).

Riêng cặp tượng sư tử đá thành Đồ Bàn được Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia vào ngày 18/ 1/ 2024.

Cặp tượng sư tử này được phát hiện năm 1992, tại khu vực Bả Canh (phường Đập Đá, thị xã An Nhơn) gần tháp Cánh Tiên, thuộc phạm vi thành Đồ Bàn, trong một hố chôn có cặp tượng sư tử cùng tượng Gajashimha (con vật đầu voi, mình sư tử).

Theo các nhà nghiên cứu, tượng sư tử thành Đồ Bàn được xem là những tượng sớm nhất thuộc phong cách tháp Mẫm và có tạo tư thế độc đáo nhất trong lịch sử điêu khắc tượng sư tử của Champa. Ảnh:HP

Theo các nhà nghiên cứu, tượng sư tử thành Đồ Bàn được xem là những tượng sớm nhất thuộc phong cách tháp Mẫm và có tạo tư thế độc đáo nhất trong lịch sử điêu khắc tượng sư tử của Champa. Ảnh:HP

Theo các nhà nghiên cứu, cặp tượng sư tử thành Đồ Bàn được tạo tác mang những nét cơ bản của phong cách Trà Kiệu, nhưng cũng bắt đầu có những đặc điểm của phong cách tháp Mẫm (còn gọi là phong cách Bình Định).

Các nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng cặp tượng sư tử thành Đồ Bàn được xem là những tượng sớm nhất thuộc phong cách tháp Mẫm và có tạo tư thế độc đáo nhất trong lịch sử điêu khắc tượng sư tử của Champa.

Bảo vật là quốc gia là nguồn sử liệu quý

Ông Tạ Xuân Chánh – Giám đốc Sở VH&TT tỉnh Bình Định, cho hay, những hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia là những hiện vật gốc độc bản, quý hiếm, có giá trị lớn đối với công tác nghiên cứu và nhận thức các vấn đề văn hóa – lịch sử. Bên cạnh giá trị khoa học, các bảo vật này còn có giá trị lớn đối với nghiên cứu lịch sử, văn hóa, mỹ thuật và tôn giáo của dân tộc.

Ông Tạ Xuân Chánh - Giám đốc SowrVH&TT tỉnh Bình Định cho biết 13 bảo vật quốc gia của tỉnh đều là các tượng điêu khắc Champa độc bản, quý hiếm. Ảnh: HP

Ông Tạ Xuân Chánh - Giám đốc Sở VH&TT tỉnh Bình Định cho biết, 13 bảo vật quốc gia của tỉnh đều là các tượng điêu khắc Champa độc bản, quý hiếm. Ảnh: HP

"Việc phát huy giá trị hệ thống hiện vật này không chỉ thể hiện tinh thần trân trọng di sản mà còn gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch. Bảo vật quốc gia là nguồn tài nguyên du lịch văn hóa, mang đến sản phẩm du lịch văn hóa mới, giúp du khách trong và ngoài nước trải nghiệm, khám phá và hiểu biết nhiều hơn về nền văn hóa Việt Nam và di sản văn hóa của tỉnh Bình Định", ông Tạ Xuân Chánh – Giám đốc Sở VH&TT tỉnh Bình Định, nhấn mạnh.

Tại buổi lễ, ông Lâm Hải Giang – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định chia sẻ, Bình Định có 150 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh được xếp hạng, trong đó có 2 di tích lịch quốc gia đặc biệt, 34 di tích quốc gia và 114 di tích cấp tỉnh cùng với hàng nghìn cổ vật đang được Bảo tàng tỉnh và Bảo tàng Quang Trung, các tổ chức, cá nhân lưu giữ.

Ông Lâm Hải Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đánh giá, những bảo vật quốc gia là nguồn sử liệu quý. Ảnh:HP

Ông Lâm Hải Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đánh giá, những bảo vật quốc gia là nguồn sử liệu quý. Ảnh:HP

"Riêng kho tàng văn hóa Champa, Bình Định sở hữu nhiều đền tháp với kiến trúc nghệ thuật độc đáo và nhiều hiện vật quý.

Đến nay có 13 tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá thời kỳ Champa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo quốc gia. Đây là di sản quý trong kho tàng di sản văn hóa của cả nước của tỉnh Bình Định, nguồn sử liệu quý đối với công tác nghiên cứu, sưu tầm lịch sử - văn hóa Bình Định", ông Giang, nhấn mạnh.

Các đại biểu tham quan bảo vật quốc gia trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Bình Định. Ảnh:HP

Các đại biểu tham quan bảo vật quốc gia trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Bình Định. Ảnh:HP

Tại buổi lễ, lãnh đạo tỉnh Bình Định đề nghị Sở VH&TT tỉnh này tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu về giá trị của các bảo vật quốc gia trên các phương tiện thông tin đại chúng, nền tảng mạng xã hội gắn với công tác bảo vệ di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, Sở VH&TT tỉnh tiếp tục phối hợp với các tổ chức, cơ quan chuyên môn nghiên cứu các bảo vật quốc gia, các hiện vật quý… để lập hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia nhằm bảo tồn và tôn vinh giá trị di sản văn hóa tại Bình Định.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.