Ngày 15/3, Sở NN&PTNT Bình Định cho hay, đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) Phùng Đức Tiến chủ trì vừa làm việc tỉnh Bình Định về công tác chuẩn bị đầu tư và tháo gỡ các vướng mắc khó khăn cho Tiểu dự án Đầu tư xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Tam Quan tỉnh Bình Định.
Đây là một trong các tiểu dự án thuộc Dự án phát triển thủy sản bền vững tại Bộ NN&PTNT, vay vốn WB.
Theo ông Lê Văn Hiến, Trưởng Ban Quản lý các dự án nông nghiệp (Bộ NN&PTNT), tính đến nay, toàn bộ công tác khảo sát, xây dựng lập báo cáo nghiên cứu khả thi của Tiểu dự án khu neo đậu tránh trú bão Tam Quan tỉnh Bình Định đã được Ban quản lý cùng các đơn vị tư vấn hoàn thành cơ bản và đã chuyển cho tư vấn thẩm tra, để tiến hành các bước thẩm tra, triển khai các bước tiếp theo.
Trong tháng 6/2024, Ban sẽ trình toàn bộ Dự án Phát triển thủy sản bền vững, trong đó có Tiểu dự án khu tránh trú bão Tam Quan. Sau ngày 30/6 sẽ tiến hành các bước đàm phán hiệp định và triển khai công tác thực hiện đầu tư trong năm 2024 và 2025.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT kiểm tra thực địa khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Tam Quan (Bình Định).
Tiểu dự án đầu tư xây dựng Khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng Tam Quan được xây dựng thiết kế theo hai phương án. Trong đó, phương án 1, tuân thủ theo chủ trương đầu tư Thủ tướng phê duyệt, không có đê chắn cát. Theo đó, sẽ nạo vét khu neo đậu 30,7 ha, nạo vét luồng từ cửa biển vào khu neo đậu 1.950 m, xây kè bảo vệ bờ 2.355 m, lắp đặt 9 phao tiêu, 6 biển báo hiệu với tổng mức đầu tư 378,5 tỷ đồng.
Phương án 2, theo các hạng mục chủ trương đầu tư Thủ tướng phê duyệt và có đê chắn cát để đảm bảo ổn định lâu dài của dự án, dự kiến tổng mức đầu tư là 710,8 tỷ đồng, trong đó có tính đến chi phí đền bù khoảng 77 tỷ đồng đồng. Tuy nhiên, trong 77 tỷ đồng này không bao gồm phần chi phí đền bù của 24 ha bãi thải.
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, chủ trương xây dựng cảng cá Tam Quan là hoàn toàn đúng.
Theo lãnh đạo Ban Quản lý các dự án nông nghiệp Lê Văn Hiến, Ban đề nghị Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Bình Định thống nhất phương án 1, chưa đầu tư đê chắn cát để phù hợp với chủ trương đầu tư, giảm được thời gian thủ tục. Đối với phương án 2, có đê chắn cát sẽ tiếp tục nghiên cứu và đưa vào đầu tư ở giai đoạn 2, để phù hợp với nguồn lực tài chính...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh cho biết, tỉnh thống nhất với phương án 1. Tuy nhiên, về lâu dài, cảng cần phải đầu tư bài bản để đạt hiệu quả cao.
Theo ông Thanh, ở Phương án 1, cần bổ sung thêm một số hạng mục để hoàn thiện nâng cấp cảng cá từ hạng 2 lên hạng 1, đây là điều rất bức thiết, liên quan đến xác nhận nguồn gốc thủy sản.
“Bình Định sẽ hỗ trợ tối đa cho dự án này và triển khai theo đúng các quy định hiện hành”, ông Thanh khẳng định.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, chủ trương xây dựng khu neo đậu tránh trú bão là cấp thiết. Ngoài chọn phương án đầu tư, các đơn vị chức năng cần phải tính toán đến tính hiệu quả đầu tư. Cảng neo đậu cần phải kết hợp với phát triển du lịch, chế biến, bảo quản… chứ không chỉ là nơi để neo đậu tàu, thuyền.
Ông Tiến lưu ý, công tác giải phóng mặt bằng, đền bù tái định cư cần phải tìm kiếm những địa điểm có đủ điều kiện, phù hợp yêu cầu của người dân, đặc biệt phải đảm bảo sự công khai, minh bạch