Bình Định thí điểm phát triển du lịch làng nghề tại 4 địa phương

Bình Định thí điểm phát triển du lịch làng nghề tại 4 địa phương

Nguyễn Thị Thu Dịu

Nguyễn Thị Thu Dịu

Thứ 2, 12/08/2024 05:24

Tỉnh Bình Định triển khai thí điểm đề án phát triển du lịch làng nghề đến năm 2025 tại các địa phương gồm thị xã Hoài Nhơn, thị xã An Nhơn và huyện Phù Mỹ, Phù Cát.

Ngày 11/8, thông tin từ UBND tỉnh Bình Định cho biết, ông Lâm Hải Giang – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định ký văn bản yêu cầu Sở Du lịch cùng với các địa phương trên triển khai thực hiện các nội dung liên quan tới thí điểm phát triển du lịch làng nghề truyền thống.

Theo đó, Bình Định triển khai thí điểm phát triển du lịch làng nghề truyền thống đến năm 2025, trong đó lựa chọn 4 làng nghề ở các địa phương thực hiện.

Làng nghề chằm nón ngựa Phú Gia (xã Cát Tường, huyện Phù Cát) là một trong 4 làng nghề thí điểm phát triển du lịch. Ảnh: Thu Dịu

Làng nghề chằm nón ngựa Phú Gia (xã Cát Tường, huyện Phù Cát) là một trong 4 làng nghề thí điểm phát triển du lịch. Ảnh: Thu Dịu

Cụ thể, làng rượu Bàu Đá Cù Lâm (xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn); làng nón ngựa Phú Gia (xã Cát Tường, huyện Phù Cát); làng bí đao khổng lồ (xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ) và làng bún số 8 (phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn).

Trên cơ sở đó, tỉnh giao các địa phương phối hợp với Sở Du lịch rà soát, triển khai các nội dung liên quan đến đề án thí điểm; xây dựng sản phẩm du lịch làng nghề phù hợp, tăng trải nghiệm và đa dạng hóa sản phẩm du lịch của tỉnh.

Theo Sở Du lịch, Bình Định là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống, mang bản sắc văn hóa dân tộc, có tính nghệ thuật cao. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động tại các làng nghề ở Bình Định còn tự phát, chưa tổ chức chặt chẽ và thiếu chuyên nghiệp.

Làng bí đao khổng lồ ở xã Mỹ Thọ (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) trở thành điểm đến cho khách tham quan. Ảnh:Ngọc Thạch

Làng bí đao khổng lồ ở xã Mỹ Thọ (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) trở thành điểm đến cho khách tham quan. Ảnh:Ngọc Thạch

Thông tin thị trường du lịch làng nghề chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch, sự kết hợp các điểm du lịch làng nghề với các điểm du lịch sinh thái, lễ hội chưa phù hợp, một số công ty lữ hành xây dựng chương trình du lịch làng nghề còn mang tính hình thức.

Để khai thác tiềm năng, lợi thế của du lịch làng nghề, ngành du lịch Bình Định xây dựng thí điểm du lịch làng nghề đối với các làng nghề có tiềm năng ở thị xã An Nhơn, huyện Phù Cát, Phù Mỹ và thị xã Hoài Nhơn.

Trước mắt đầu tư phát triển từ 5 đến 10 hộ gia đình đủ điều kiện phục vụ khách du lịch tại mỗi làng nghề. Tổ chức các tour, tuyến tham quan về làng nghề, quảng bá các sản phẩm làng nghề…

Đến năm 2025, Bình Định phấn đấu thu hút 30.000 lượt khách du lịch đến với các làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh. Tạo thêm việc làm cho khoảng 400 lao động nông thôn tại các làng nghề, nâng thu nhập cho các hộ dân trong làng nghề gắn với phát triển du lịch tăng lên từ 3 đến 5 lần so với sản xuất thuần nông. 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.