Ngày 29/8, thông tin từ UBND tỉnh Bình Định cho hay, ông Nguyễn Tự Công Hoàng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh liên quan tới việc tăng cường quản lý hoạt động thủy nội địa (ĐTNĐ) trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường công tác quản lý hoạt động ĐTNĐ
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đình chỉ hoạt động giao thông đường thủy nội địa tự phát không bảo đảm an toàn giao thông ở các điểm: bến đò Sông Kôn (huyện Tây Sơn); bến đò ở Hồ Núi Một (thị xã An Nhơn) và các hoạt động vui chơi bằng phương tiện thô sơ, tự phát trong lòng hồ; các điểm đưa đón, động vận chuyển khách du lịch bằng ĐTNĐ tự phát trên đầm Thị Nạị thuộc địa phận huyện Tuy Phước; các điểm, bãi đón trả khách trái phép, các phương tiện thủy nội địa, mô tô nước,... thuộc địa bàn Tp. Quy Nhơn.
Cùng với việc đình chỉ hoạt động các bến ĐTNĐ không đảm bảo, tỉnh giao Sở GTVT phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý hoạt động ĐTNĐ.
Theo đó, Chủ tịch tỉnh giao Sở GTVT tỉnh này chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu, đề xuất triển khai tích hợp phương án giao thông ĐTNĐ vào Đề án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.
Sở tham mưu UBND tỉnh công bố các tuyến, luồng ĐTNĐ đã đủ điều kiện theo quy định. Phối hợp với các sở, ngành hướng dẫn các địa phương, các chủ đầu tư dự án du lịch ven biển xây dựng bến thủy nội địa, điều kiện kinh doanh vận tải ĐTNĐ, kiểm định, đăng ký phương tiện, cấp phù hiệu phương tiện thủy nội địa vận chuyển khách du lịch.
Tiếp tục phối hợp với các địa phương thông báo rộng rãi, tổng hợp nhu cầu đào tạo, cấp chứng chỉ chuyên môn về lĩnh vực giao thông ĐTNĐ.
Cùng với đó, Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ giao thông vận tải Bình Định liên kết với các đơn vị có chức năng mở lớp đào tạo, cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển phương tiện thủy nội địa đáp ứng với tình hình phát triển du lịch hiện nay.
Ngoài ra, Sở GTVT phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố có hoạt động giao thông đường thủy nội địa phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông ĐTNĐ trên địa bàn.
Chỉ đạo сáс lựс lượng сhứс năng duy trì thường xuyên сông táс kiểm trа, xử lý nghiêm сáс trường hợp vi phạm trật tự аn toàn giаo thông ĐTNĐ; сương quyết đình сhỉ, chấm dứt tình trạng hoạt động vận tải bằng ĐTNĐ tự phát, сáс bến, bãi, phương tiện thủy nội địа, người điều khiển phương tiện, сáс loại hình vui сhơi dưới nướс hoạt động trái phép thuộc phạm vi quản lý; thống kê, theo dõi số lượng phương tiện, thuyền viên, người lái, đơn vị kinh doanh vận tải ĐTNĐ hoạt động trên địa bàn, yêu cầu cam kết chấp hành đúng quy định của pháp luật khi tham gia vận chuyển người, hàng hóa bằng ĐTNĐ.
Phối hợp theo dõi, сập nhật thông tin tình hình thời tiết, kịp thời сảnh báo nguy hiểm, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp bảo đảm аn toàn trong hoạt động giаo thông ĐTNĐ; сương quyết không сho phương tiện thủy nội địа hoạt động khi xảy rа mưа, bão, thời tiết bất lợi.
Xây dựng hạ tầng các bến thủy nội địa ở các vùng đặc thù
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân, đối với các vùng đặc thù, tỉnh Bình Định xây dựng các bến thủy nội địa phù hợp.
Đối với các vùng đã có đường bộ kết nối như khu vực bến đò sông Kôn (huyện Tây Sơn); bến đò ở hồ Núi Một (thị xã An Nhơn) đình chỉ hoạt động, sử dụng đường bộ kết nối để di chuyển.
Riêng với các vùng đặc thù như khu vực Cồn Chim (đầm Thị Nại thuộc địa phận huyện Tuy Phước, tỉnh giao UBND huyện Tuy Phước xây dựng kế hoạch đầu tư 2 bến thủy nội địa tuyến Vinh Quang 2 - Cồn Chim (xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước) để đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân.
Hiện, Tuy Phước đã đầu tư đóng mới 2 tàu vỏ gỗ có sức chở 12 người, đủ điều kiện hoạt động, hiện đang cho người dân đấu thầu vận chuyển khách tuyến Vinh Quang 2 – Cồn Chim.
Đối với Tp. Quy Nhơn, chính quyền các cấp tính toán, đề xuất việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông tuyến ĐTNĐ Hải Cảng - Nhơn Châu theo quy hoạch nhằm phục vụ nhu cầu dân sinh, góp phần phục vụ phát triển du lịch cho Tp. Quy Nhơn nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung.
Xây dựng kế hoạch đầu tư các bến của tuyến ĐTNĐ Hàm Tử - Hải Minh để phục vụ dân sinh. Đồng thời, thực hiện cơ chế hỗ trợ thay thế phương tiện mới đủ điều kiện hoạt động theo quy định và tổ chức mô hình quản lý hoạt động tuyến ĐTNĐ: Hàm Tử - Hải Minh và Hải Cảng - Nhơn Châu.
Theo quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050, Bình Định sẽ quy hoạch 17 tuyến ĐTNĐ với tổng chiều dài 186km.
Các tuyến chính bao gồm: Hải Cảng – Nhơn Châu; Hàm Tử - Hải Minh; Vinh Quang 2- Cồn Chim; Nhơn Tân – Canh Tiến; Nhơn Lý – Kỳ Co; Nhơn Lý – Hòn Câu; Nhơn Lý – Hòn Cỏ; Nhơn Hải – Hòn Khô; Nhơn Hải – Kỳ Co; Đống Đa – Nhơn Hải; Đống Đa – Nhơn Châu; Đống Đa- Nhơn Lý; Bãi Xép – Hòn Ngang – Hòn Đất; Đống Đa – Cồn Chim; Hải Giang – Kỳ Co; Hải Giang – Mũi Tấn; Gò Bồi- Diêm Vân.
Đồng thời, quy hoạch các cụm cảng, bến thủy nội địa phục vụ neo đậu, xếp dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác.
Trong đó, có 12 cụm bến được quy hoạch dự kiến gồm: cụm bến Nhơn Châu, cụm bến phường Hải Cảng, cụm bến xã Phước Sơn, cụm bến xã Nhơn Tân, cụm bến xã Canh Tiến, cụm bến phường Ghềnh Ráng, cụm bến phường Đống Đa, cụm bến phường Ghềnh Ráng, cụm bến phường Thị Nại, cụm bến xã Nhơn Lý, cụm bến xã Nhơn Hải, cụm bến xã Phước Hòa và cụm bến xã Phước Thuận.