Bình Dương: Truy tìm hàng loạt doanh nghiệp nợ thuế bỗng “mất tích bí ẩn”

Bình Dương: Truy tìm hàng loạt doanh nghiệp nợ thuế bỗng “mất tích bí ẩn”

Dương Thanh Tùng

Dương Thanh Tùng

Thứ 4, 31/01/2018 12:20

Tính đến hết năm 2017, tại tỉnh Bình Dương có khoảng 300 doanh nghiệp đã giải thể. Cùng với đó là rất nhiều doanh nghiệp “mất tích bí ẩn” dù vẫn đang trong tình trạng hoạt động.

Nhiều đơn vị cố tình chây ì

Năm 2017, tỉnh Bình Dương có trên 5.500 doanh nghiệp thành lập mới và cũng có 5.000 doanh nghiệp thay đổi thông tin. Tuy nhiên, trong số này có nhiều đơn vị đã biến mất. Nghĩa là trên cơ sở đăng ký dữ liệu về doanh nghiệp của sở KHĐT tỉnh Bình Dương hoặc cổng thông tin điện tử về doanh nghiệp Quốc gia vẫn trong tình trạng “đang hoạt động”, nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp đã không còn hoạt động tại trụ sở hoặc địa chỉ đăng ký kinh doanh.

Nhiều doanh nghiệp đã “vườn không nhà trống”, không còn bóng dáng của nhân viên hay ông chủ, người đại diện pháp luật. Bằng chiêu thức này, hàng loạt doanh nghiệp đã “mất tích bí ẩn” và để lại số nợ đọng thuế rất lớn, không thể thu hồi. Đây cũng là cách thức mà nhiều doanh nghiệp đã và đang sử dụng để trốn thuế, buôn lậu, vận chuyển hàng cấm... Tình trạng này diễn ra nhiều ở các tỉnh phía Nam như: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai...

Trong số các doanh nghiệp nợ thuế, nhiều đơn vị cố tình chây ì. Điển hình như công ty TNHH Ngọc Thanh Bảo Bình Dương (số 11A, đường Nguyễn Thái Bình, tổ 1, khu 9, phường Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một) đang có số nợ thuế lên tới gần 18,4 tỷ đồng, số nợ chưa kể tiền phạt chậm nộp. Doanh nghiệp này thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2014, ngành nghề kinh doanh chính là giường, tủ, bàn ghế và đồ nội thất, có Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc là ông Mã Quốc Kiện.

Riêng doanh nghiệp giải thể, trong năm 2017, tỉnh Bình Dương ghi nhận có tới 300 đơn vị. Điển hình như công ty TNHH May mặc Cerie Bình Dương (khu phố 1, phường An Phú, thị xã Thuận An) hoạt động trong lĩnh vực may mặc. Doanh nghiệp này có 100% vốn nước ngoài (FDI), người đại diện pháp luật là Lau Sau Wuan, người Hồng Kông.

Tài chính - Ngân hàng - Bình Dương: Truy tìm hàng loạt doanh nghiệp nợ thuế bỗng “mất tích bí ẩn”

Riêng doanh nghiệp giải thể, trong năm 2017, tỉnh Bình Dương ghi nhận có tới 300 đơn vị.

Hay như công ty TNHH Shu Vina (khu phố Bình Đáng, phường Bình Hòa, thị xã Thuận An) cũng có 100% vốn FDI, người đại diện pháp luật là Bai Moon Seong, Hàn Quốc. Công ty này chuyên sản xuất giày và bán thành phẩm của giày để xuất khẩu. Bên cạnh đó, hàng loạt những cái tên khác cũng giải thể hoạt động trong các lĩnh vực khác.

Điển hình như công ty TNHH Prestar Industries Việt Nam (lô CN7, ô số 1, 2, 3, đường N5, khu công nghiệp Sóng Thần 3, phường Phú Tân, TP.Thủ Dầu Một) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các kết cấu kim loại, sản xuất gia công sản phẩm thép các loại gồm vật liệu dụng cụ thanh lan can ven đường, vật liệu xây dựng bằng thép, tấm thép, thép ống, thép cuộn và các sản phẩm từ thép. Công ty này cũng có 100% vốn FDI, người đại diện pháp luật là Kenny Tot Jin Tay (Malaysia).

Thậm chí, trong năm qua, ngoài các doanh nghiệp bỏ trốn, tại tỉnh Bình Dương cũng ghi nhận một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, chủ doanh nghiệp bỏ trốn để lại những bức xúc cho công nhân, người lao động. Điển hình, trong tháng 8/2017, hàng trăm công nhân của công ty TNHH Nhuận Đại (phường Hòa Lợi, thị xã Bến Cát, người đại diện pháp luật là Pan Rong) đã tập trung đến trụ sở công ty này để đòi lương nhưng không được giải quyết, vì chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn khỏi công ty.

Trong tháng 10/2017, sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương đã phối hợp với một số cơ quan liên quan có cuộc họp để bàn phương án giải quyết về việc của công ty này. Đồng thời, UBND thị xã Bến Cát cũng đã phải phân công người trực gác tại doanh nghiệp 24/24h nhằm đảm bảo không để doanh nghiệp tẩu tán tài sản cũng như bảo vệ an ninh trật tự. Được biết, số tiền mà công ty đang nợ lương công nhân là hơn 1,2 tỷ đồng, đồng thời nợ bảo hiểm xã hội trên 70 triệu đồng.

Không thể để trốn

Theo thông tin mà PV có được, tính đến thời điểm này, tổng số doanh nghiệp làm thủ tục tại hải quan tỉnh Bình Dương đạt trên 5.000 đơn vị. Trong đó, không ít doanh nghiệp dùng nhiều chiêu thức, thủ đoạn để trốn thuế.

Thực tế cho thấy, qua tiến hành kiểm tra hàng hóa qua máy soi container, trong năm 2017, cục Hải quan địa phương này đã phát hiện được 63 vụ vi phạm, với tổng số tiền phạt vi phạm hành chính gần 600 triệu đồng, truy thu thuế gần 2,4 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, trong năm 2017, đơn vị này đã tiến hành 64 cuộc kiểm tra sau thông quan, truy thu cho ngân sách hơn 90 tỷ đồng. Trong đó, số thu tại các chi cục trong thông quan qua công tác kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra hàng tồn kho, rà soát mã số, trị giá, xuất xứ... tới gần 25 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính trên 1,7 tỷ đồng. Ngoài ra, còn phạt chậm nộp hơn 550 triệu đồng.

Còn số thu qua công tác hậu kiểm tại chi cục kiểm tra sau thông quan đạt gần 53 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính trên 9 tỷ đồng, phạt chậm nộp thuế gần 1 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Trường Giang, Phó Cục trưởng cục Hải quan tỉnh Bình Dương cho biết: “Tính đến hết năm 2017, trên địa bàn tỉnh có 95 doanh nghiệp nợ thuế chuyên thu, với số tiền gần 90 tỷ đồng. Trong đó, số doanh nghiệp nợ quá hạn và nợ cưỡng chế thu gần 70 tỷ đồng, hầu hết là các đơn vị thuộc diện nợ khó thu hồi về thuế”.

Theo tìm hiểu của PV, đây là các doanh nghiệp đã giải thể, ngưng hoạt động, chây ì, cố tình không nộp thuế... Đặc biệt, trong số đó, đã có nhiều doanh nghiệp “mất tích” và đều rơi vào lĩnh vực chủ yếu là may mặc và sản xuất giày da. Cũng theo ông Giang, để truy thu số tiền nợ thuế này, cục Hải quan tỉnh Bình Dương đang phối hợp với cơ quan chức năng liên quan tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin hoạt động của doanh nghiệp.

Tài chính - Ngân hàng - Bình Dương: Truy tìm hàng loạt doanh nghiệp nợ thuế bỗng “mất tích bí ẩn” (Hình 2).

 Tính đến thời điểm này, tổng số doanh nghiệp làm thủ tục tại hải quan tỉnh Bình Dương đạt trên 5.000 đơn vị.

Trước thực trạng này, các cơ quan địa phương đang thực hiện nhiều biện pháp mạnh. “Ngành Hải quan sẽ phối hợp với ngân hàng để xác minh thông tin tài khoản ngân hàng, nếu còn số dư sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế để truy thu số tiền thuế”, ông Giang cho biết thêm.  

Phát hiện nhiều vụ vi phạm

Năm 2017, Hải quan tỉnh Bình Dương đã phát hiện trên 500 vụ vi phạm trong lĩnh vực hải quan với số tiền truy thu trên 13 tỷ đồng. Đồng thời, ấn định thuế trên 200 trường hợp với số tiền gần 65 tỷ đồng và chuyển cơ quan chức năng tiến hành khởi tố hình sự về buôn lậu hàng hóa với trị giá 8 tỷ đồng.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.