Bình luận viên bóng đá và những nỗi nhọc nhằn bên chiếc micro

Bình luận viên bóng đá và những nỗi nhọc nhằn bên chiếc micro

Lê Thị Duyên

Lê Thị Duyên

Chủ nhật, 13/08/2017 18:45

Những ngày này, không khí ngày hội thể thao SEA Games đang cháy hừng hực và vai trò của các bình luận viên, những người “truyền lửa” trên sóng phát thanh, truyền hình đóng vai trò rất quan trọng.

image

Clip: Nghe bình luận viên bóng đá chia sẻ nỗi nhọc nhằn về nghề

Mới nghe qua, ai cũng nghĩ làm bình luận viên hẳn là đơn giản và thích thú, nhưng có trò chuyện, nghe những người làm nghề kể mới hiểu được những vất vả mà các bình luận viên phải trải qua.

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, bình luận viên Tiến Dũng hiện đang công tác tại VFF Channel và VPF Media, có 5 năm làm bình luận viên thể thao cho hay làm nghề bình luận viên đâu chỉ đơn giản là xem và nói.

Dũng kể: “Làm bình luận viên thể thao hủy hoại sức khỏe kinh khủng. Đầu tiên phải kể đến việc ăn uống thất thường, có tuần, chỉ toàn ngồi trong cabin, ăn đồ ăn nhanh. Tôi sợ đến mức nhìn thấy đồ ăn chỉ muốn... ói”.

Đời sống - Bình luận viên bóng đá và những nỗi nhọc nhằn bên chiếc micro

Tiến Dũng có 5 năm làm bình luận viên thể thao.

Có ngày Dũng phải bình luận đến 2-3 trận đấu. Những hôm không diễn ra giải đấu, lại đọc off (đọc không lên hình) cho các chương trình thể thao. Công việc liên tục, khiến giọng nói của Dũng khản đặc và hay mất giọng.

“Từ ngày làm bình luận viên, tôi thành bệnh nhân “thân thiết” của một phòng khám tai mũi họng, gần như tháng nào tôi cũng phải đến đó để kiểm tra. Nói chung, đây không phải là tình trạng của riêng tôi mà của phần lớn anh em bình luận viên. Dù thế, chúng tôi vẫn rất yêu nghề”, Dũng cười chia sẻ.

Để giữ được giọng nói to, chuẩn, sau những ngày làm việc vất vả, Dũng phải nhờ đến các “thần dược” dân gian. Khi thì Dũng đun giá đỗ lấy nước uống, hôm lại nhâm nhi một tách trà. Đặc biệt là nói không với rượu bia trong vòng 24 giờ trước trận đấu.

Đời sống - Bình luận viên bóng đá và những nỗi nhọc nhằn bên chiếc micro (Hình 2).

Tiến Dũng (áo màu cam, bên phải) và đồng nghiệp.

Dũng cho biết: “Làm nghề này bận rộn lắm, gần như tôi không có khái niệm lễ Tết. Nhiều lúc bạn bè tụ tập, họp lớp, tôi có tham dự nhưng không dám dùng rượu bia. Bạn bè trách móc, nói tôi không nhiệt tình. Nhưng khổ nỗi, uống chất có cồn, tôi không còn giữ được giọng chuẩn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc”.

Ngoài những yếu tố khó khăn về giọng nói, nghề bình luận viên gần như nay đây mai đó. Như Dũng, tháng nào cũng phải di chuyển tới các sân vận động lớn nhỏ trên toàn quốc. Đặc biệt, việc ngồi lỳ trong cabin nhiều giờ liền cũng khiến chàng trai trẻ gặp không ít phiền toái.

Dũng cười: “Chúng tôi vẫn đùa nhau “tối ở đâu là nhà, ngã ở đâu là giường” và cabin đã trở thành ngôi nhà của anh em bình luận viên. Có những hôm, cabin nóng như chảo lửa, không điều hòa (nhiệt độ trên sân 37 độ, nhưng trong cabin chừng trên 50 độ) chúng tôi vẫn phải ngồi hàng giờ liền.

Nói thật, mồ hôi nhễ nhại, có lúc kiệt sức chỉ muốn gục tại bàn, nhưng rồi anh em vẫn động viên nhau cố gắng. Việc nói liên tục không ngừng nghỉ trong thời tiết nắng nóng, khiến tôi bị viêm họng hàng tháng trời. Nhiều hôm, họng sưng tấy, đau rát vẫn phải làm việc”.

Đời sống - Bình luận viên bóng đá và những nỗi nhọc nhằn bên chiếc micro (Hình 3).

Làm bình luận viên thể thao Tiến Dũng thường xuyên phải di chuyển.

Đồng quan điểm với Tiến Dũng, anh Nguyễn Liên Minh (từng có 10 năm làm bình luận viên bóng đá) hiện đang công tác tại trung tâm Truyền thông của tổng công ty truyền thông Đa phương tiện-VTC)  cho rằng, với một bình luận viên bóng đá, việc giữ được một chất giọng tốt là khá cần thiết.

“Mình rất hòa đồng với anh em, nhưng luôn phải biết giữ chừng mực, vì mình còn công việc ngày hôm sau. Với bình luận viên bóng đá, nếu dùng nhiều chất cồn, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng giọng nói”, anh Minh chia sẻ.

Anh Minh cho hay, mỗi nghề có một sự vất vả riêng, dù thế, chỉ cần chúng ta biết cố gắng, khắc phục thì không khó khăn nào là không thể vượt qua. “Công việc của chúng tôi, thức đêm khá nhiều. Có những hôm làm đến 2-3h sáng, sợ các em đói quá, chúng tôi phải đi mua xôi để mọi người ăn. Có hôm mua không đúng ý, còn bị các anh em “dỗi”".

Ngày mới đi làm, anh Minh gặp không ít khó khăn, khi phải theo các giải đấu: “Ngày mới vào nghề, thường xuyên di chuyển, nhiều lúc mang vác máy móc thấy nặng nề, nhưng rồi làm nhiều cũng quen việc. Hiện tại, với tôi, công việc có rất nhiều niềm vui. Tôi luôn cháy hết mình với nghề”.

(Còn nữa)

Thanh Bình

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.