Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Vựa heo Tý. Chồng chủ doanh nghiệp này là ông Lý Minh Chánh đã quyết định treo bảng bán đất sau khi không thể cạnh tranh với những lò giết mổ không chịu thực hiện cam kết quy hoạch.
Theo lời ông Chánh, vợ chồng ông đã đầu tư hơn 30 tỷ đồng để xây dựng lò giết mổ lớn nhất ĐBSCL, với dây chuyền trang thiết bị hiện đại có công suất giết mổ 800 con heo, 300 trâu bò/ngày. Sở dĩ ông mạnh dạn đầu tư số tiền lớn như vậy để xây dựng vì tin rằng đề án quy hoạch lò giết mổ tập trung của UBND tỉnh Sóc Trăng sẽ phát huy hiệu quả tốt.
Tháng 8/2014, UBND tỉnh Sóc Trăng ban hành quyết định 841, quy hoạch các lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh.
Quyết định này nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh trên sản phẩm động vật, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, an toàn dịch tễ và sức khỏe cộng đồng.
Theo đó, đến cuối 2015 sẽ chấm dứt hoạt động 48 điểm giết mổ nhỏ lẻ, 3 cơ sở giết mổ tập trung nằm trong khu dân cư, không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y; di dời và hạ công suất nhiều lò mổ khác. Ngoài ra, đến năm 2020 sẽ chấm dứt toàn bộ các điểm giết mổ nhỏ lẻ.
Sau một năm đầu tư, ông Chánh treo bảng bán đất vì không chịu nổi thua lỗ
Tuy nhiên, một số lò mổ nhỏ lẻ đã không thực hiện đúng cam kết quy hoạch mà vẫn tiếp tục hoạt động, thậm chí còn nâng công suất giết mổ.
Bên cạnh đó, họ còn hạ giá thành khiến những lò mổ được đầu tư công phu không thể cạnh tranh.
Ông Chánh rất nhiều lần kiến nghị ngành thú y, nông nghiệp, chính quyền các cấp tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm quyết định của UBND tỉnh Sóc Trăng nhưng không có kết quả.
Điều đáng nói là Sở NN&PTNT, UBND huyện Mỹ Xuyên thậm chí còn gửi văn bả