Bỏ biên chế GV: Đừng ‘thấy người ta ăn khoai cũng vác mai mà chạy'

Bỏ biên chế GV: Đừng ‘thấy người ta ăn khoai cũng vác mai mà chạy'

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 2, 10/07/2017 12:51

Thầy Nguyễn Tiến Dũng, giáo viên trường THCS Hợp Thành (Yên Thành, Nghệ An) đã có những chia sẻ thẳng thắn về đề xuất xóa biên chế trong ngành giáo dục.

Liên quan đến đề xuất xóa biên chế trong ngành giáo dục, ngày 6/6, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết bộ GD&ĐT sẽ đề xuất thí điểm chuyển giáo viên viên chức sang hợp đồng lao động với một số trường đại học và trung học phổ thông đủ điều kiện. Đề xuất này ngay từ đầu đã nhận nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều thầy cô cho rằng, việc này sẽ làm phá nát nền giáo dục nước nhà, khiến giáo viên lo lắng, luôn trong tâm trạng âm bất an thì không thể hoàn thành nhiệm vụ,  không yên tâm giảng dạy...

Trao đổi với báo Người Đưa Tin, thầy Nguyễn Tiến Dũng, giáo viên trường THCS Hợp Thành (Yên Thành, Nghệ An) đã có những chia sẻ thẳng thắn về vấn đề này:

Mấy ngày nay, nắng nóng trở nên gay gắt, có nơi 41-42 độ C đã làm người cho đến gia súc, gia cầm đều hoa mắt vì... nắng. Nhưng có cái nóng hơn nữa, đó là ý tưởng xóa bỏ biên chế giáo viên của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Giáo giới đang hết sức hoang mang và lo lắng. Những tâm thư, tâm sự, nỗi niềm tràn ngập Facebook, đi đâu cũng thấy mọi người bàn tán xôn xao. Nỗi lo hiện rõ trên khuôn mặt mỗi người.

Thật ra, xóa bỏ biên chế sẽ tạo điều kiện để giáo viên giỏi có được chỗ làm tốt tương xứng, nhờ đó mà tăng thu nhập, giáo viên trẻ có cơ hội làm việc trong hệ thống giáo dục thay vì mòn mỏi chờ đợi. Là động lực để nâng cao chất lượng giáo dục...

Đời sống - Bỏ biên chế GV: Đừng ‘thấy người ta ăn khoai cũng vác mai mà chạy'

 Bỏ biên chế giáo viên gây ra nhiều tranh cãi trái chiều (Ảnh: Internet).

Tuy nhiên, để thực hiện được ý tưởng này thì xã hội phải công bằng, có tính minh bạch cao. Nếu xã hội có tính minh bạch cao, công bằng thì khái niệm biên chế sẽ trở nên lỗi thời.

Thế nhưng, hiện nay, nếu xóa bỏ biên chế giáo viên thì sợ rằng, tiêu cực- tham nhũng và lợi ích nhóm sẽ nặng nề hơn và kéo theo nhiều hệ lụy. Các vị đứng đầu các cơ sở giáo dục sẽ lợi dụng điều này để thanh trừng, loại bỏ giáo viên và tạo ra sự lệ thuộc của giáo viên với người đứng đầu cơ sở giáo dục. Nhà trường sẽ nghĩ ra nhiều cách biến tướng để thu thêm tiền của học sinh, sinh viên. Khi đó dạy thêm học thêm sẽ nhiều hơn và nhà trường sẽ “đẻ” ra hàng trăm loại phụ phí khác làm cho phụ huynh học sinh thêm gánh nặng….

Chưa nói đến “hệ sinh thái” giáo dục bị phá vỡ, mất cân bằng, truyền thống tôn sư trong đạo ngàn đời sẽ có nguy cơ băng hoại bởi những “cơ sở kinh doanh giáo dục”.

Vâng, nền giáo dục chứ không phải là cái chợ giời được. Nói như GS. Phạm Minh Hạc: Lương là cần thiết để sống, nhưng giáo viên không phải chỉ vì đồng lương mà đi dạy học. Khác với lao động khác, nghề giáo có đặc thù riêng là “trồng người”. Không thể để tư tưởng thương mại hóa lọt vào hệ thống trường học.

Nhiều người bảo rằng phương Tây họ thực hiện rất tốt. Quả vậy, nền văn minh của họ đi trước ta năm mươi - vài trăm năm. Vậy nên, đừng có “thấy người ta ăn khoai cũng vác mai mà chạy”. Nhân sâm thì rất tốt, nhưng "nhất thống phục nhân sâm" thì...tắc tử. Dẫn chứng là lần đổi mới trước đây như mô hình trường học mới (VNEN), đề án ngoại ngữ 2020... thí điểm thành công nhưng áp dụng vài năm lại "chết không thuốc chữa"!

Nhiều người nhận định nhiệt nóng của ý tưởng này cũng tác động không nhỏ đến thí sinh yêu nghề sư phạm. Chắc chắn học sinh học lực khá giỏi thi vào sư phạm năm nay là rất hiếm. Như vậy, những nhà kiến tạo tri thức tương lai cho đất nước sẽ như thế nào?

Bác Nhạ có giỏi thì đón thí sinh 24 điểm trở lên đi. Khi đó, bác mới tài giỏi! Khi đó giáo dục mới là quốc sách. Khi đó quy luật tự đào thải. Người không có trình độ và năng lực không thể đứng trên giảng đường để dạy học sinh được.

Nhiều ý kiến cũng phát biểu rằng: Nếu quyết tâm thực hiện xóa bỏ biên chế thì cần phải có lộ trình. Và cơ quan bộ GD&ĐT, nhất là Bộ trưởng Nhạ phải xóa bỏ biên chế đầu tiên để làm gương. Tức là đầu tiên nên thí điểm bỏ biên chế với các lãnh đạo bộ GD&ĐT. Song song với đó là bổ nhiệm chức vụ trong ngành giáo dục cũng phải thi cử đàng hoàng nghiêm túc. Các nhà trường phải thành lập hội đồng trường để hoạt động như hội đồng quản trị ở các trường tư. Hiệu trưởng sẽ do hội đồng trường bổ nhiệm và giám sát. Nếu hiệu trưởng làm việc không hiệu quả thì cũng sẽ bị bãi nhiệm…

Xem thêm:

Cụ bà 93 tuổi ‘sành Internet nhất VN’ qua lời kể của con dâu

Giáo viên khổ sở thế nào các vị có biết không?

PV (ghi)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.