Bố chồng Hà Tăng đã trở thành “ông trùm hàng hiệu” như thế nào?

Bố chồng Hà Tăng đã trở thành “ông trùm hàng hiệu” như thế nào?

Nguyễn Trọng Cảnh

Nguyễn Trọng Cảnh

Thứ 3, 28/02/2017 09:38

Được công chúng biết đến nhiều hơn kể từ khi trở thành bố chồng của Tăng Thanh Hà, song trên thương trường thì danh xưng “ông trùm hàng hiệu” Jonathan Hạnh Nguyễn đã quá quen thuộc từ lâu.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn sinh năm 1951 tại Nha Trang, năm 23 tuổi, ông sang định cư tại Philippines và sau đó đi du học Mỹ chuyên ngành hàng không. Ông từng là thanh tra tài chính của hãng Boeing Mỹ và là người thuyết phục Hãng hàng không Philippines mở đường bay Tp. HCM – Manila (Phillipines) năm 1985, khi Việt Nam còn chưa mở cửa. Sau đó được cử làm Tổng đại diện tại khu vực Đông Dương.

2 năm sau đó, ông là một trong những Việt kiều đầu tiên về nước đầu tư khi thành lập Công ty Liên Thái Bình Dương-Imexpan Pacific (IPP). Hiện tại ông là Chủ tịch IPP.

Tập đoàn này đang nắm giữ danh mục phân phối 38 thương hiệu thời trang quốc tế hàng đầu như Salvatore Ferragamo, Versace, Bally, Burberry, Rolex, Cartier cùng một số thương hiệu mới như Liu Jo, Weil, Paul and Shark… hay các thương hiệu thời trang tầm trung như Nike, GAP, Banana Republic, Diesel, Tommy Hilfiger… Ngoài lĩnh vực thời trang IPP cũng đẩy mạnh kinh doanh nhượng quyền thức ăn nhanh tại Việt Nam... 

Đầu tư - Bố chồng Hà Tăng đã trở thành “ông trùm hàng hiệu” như thế nào?

 Ông Johnathan Hạnh Nguyễn và người con dâu nổi tiếng - Tăng Thanh Hà.

Trước khi đến với thành công của ngày hôm nay, bố chồng Hà Tăng khởi nghiệp kinh doanh hàng hiệu từ một cửa hàng miễn thuế ở sân bay, tuy nhiên cửa hàng này không đem lại cho ông lợi nhuận, bởi các chuyến bay quốc tế thời đó quá ít, khách du lịch là không đáng kể.

Vật lộn với cửa hàng miễn thuế ở sân bay vài năm đem đến cho Johnathan Hạnh Nguyễn cơ hội khác – mối quan hệ với các thương hiệu hàng đầu thế giới. Đây chính là khởi nguồn cho việc kinh doanh hàng hiệu sau này của Chủ tịch IPP.

Thế nhưng, phải sau 20 năm, khi Việt Nam đã vào WTO, việc kinh doanh hàng hiệu trong nội địa của IPP mới được thực hiện.

Với việc chiếm giữ hơn 70% thị phần trên thị trường hàng hiệu Việt Nam, bố chồng kiều nữ Tăng Thanh Hà hiện “rải” lượng hàng hiệu nhập khẩu “khủng” trị giá hàng trăm triệu đô la của mình tại toàn những địa điểm “kim cương” đắc địa bậc nhất Việt Nam.

Trong số đó, ông sở hữu 2 trung tâm “vàng”, thuộc dạng cao cấp nhất, đó là Tràng Tiền Plaza Hà Nội và Trung tâm mua sắm cao cấp Rex Arcade (tầng trệt khách sạn Rex – Tp. HCM). Hai trung tâm này đã được ông Jonhnathan Hanh Nguyen chi hàng trăm triệu USD vào để cải tạo.

Không chỉ đầu tư lớn vào hai trung tâm bậc nhất này, từ năm 1996 đến nay, IPP đã đầu tư hoặc hợp tác đầu tư 30 dự án với tổng số vốn hơn 280 triệu USD. Ông Hạnh cho biết, những dự án này mang lại doanh số hằng năm khoảng 460 triệu USD và tạo công ăn việc làm cho hơn 20.000 lao động ở Việt Nam. Ông đứng sau những thương vụ đầu tư lớn như Siêu thị Miền Đông; Khách sạn Nha Trang Lodge; cửa hàng miễn thuế tại các sân bay nội địa và 4 quốc gia ở Đông Nam Á.

Từ năm 2005 IPP đã đầu tư và trở thành một trong những nhà cung ứng hàng hóa chính yếu tại các khu kinh tế cửa khẩu như: Mộc Bài - Tây Ninh, Lao Bảo - Quảng trị, Kim Thành - Lào Cai, Móng Cái - Quảng Ninh, Tịnh Biên - An Giang...

Bên cạnh việc kinh doanh hàng hiệu, bố chồng Hà Tăng còn đầu tư buôn bán, kinh doanh với hai thương hiệu kinh doanh thực phẩm nổi tiếng thế giới là Burger King và gà rán kiểu Mỹ Popeyes Chicken, đồ uống Dunkin’ Donuts. Ông cũng đầu tư vào đồ ăn nhanh với thương hiệu Domino’s Pizza.

 

Đầu tư - Bố chồng Hà Tăng đã trở thành “ông trùm hàng hiệu” như thế nào? (Hình 2).

 Vợ chồng Johnathan Hạnh Nguyễn - Thủy Tiên lọt top 500 nhân vật có ảnh hưởng đến ngành công nghiệp thời trang toàn cầu do tạp chí Business of Fashion bình chọn.

Ông Hạnh cho biết thành công được như ngày nay là do ông đã giữ vững tiêu chí kinh doanh chậm mà chắc. Khi quyết định đầu tư vào dự án nào, ông phải nắm chắc đó là lĩnh vực tiên phong và có lợi thế cạnh tranh tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, ông chọn đầu tư vào hàng không, du lịch, trung tâm thương mại, không đầu tư tràn lan, đặc biệt là không lấn sang bất động sản hay chứng khoán. “Phải đi trước và đi đường dài chứ không phải chạy theo phong trào vì tôi là nhà đầu tư chứ không phải nhà đầu cơ”, ông bày tỏ.

Với việc buôn bán, kinh doanh thu lại doanh số khủng thì ông còn tham gia các hoạt động xã hội, tổ chức và đóng góp từ thiện, được nhận rất nhiều tấm thưởng, bằng khen từ các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam và Phillipines.

Diệu Ly

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.