Bộ Công an 'băn khoăn' về đề xuất mỗi người sở hữu 1 biển số, 1 ô tô

Bộ Công an 'băn khoăn' về đề xuất mỗi người sở hữu 1 biển số, 1 ô tô

Nguyễn Văn Báo

Nguyễn Văn Báo

Thứ 7, 21/01/2017 08:40

Thiếu tướng Trần Thế Quân - Phó Cục trưởng Cục pháp chế (Bộ Công an) có những phân tích về việc Hà Nội đề xuất “mỗi người sở hữu một biển số, một ô tô”.

Đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC67 - Công an TP. Hà Nội) vừa có đề xuất về việc mỗi người dân chỉ được sở hữu một biển số, một xe ô tô.

Theo ông Thắng, cơ sở hạ tầng thủ đô đang chịu áp lực rất lớn và nếu đề xuất này được áp dụng thì đây là cách hữu hiệu hạn chế phương tiện cá nhân.

Tuy nhiên, đề xuất mỗi người sở hữu một biển số, một ô tô đang khiến nhiều người tranh cãi. Một số ý kiến cho rằng, đề xuất này là vi phạm về quyền sở hữu tài sản cũng như việc nếu được áp dụng người dân có thể được lái nhiều ô tô khác nhau hay không?

Xã hội - Bộ Công an 'băn khoăn' về đề xuất mỗi người sở hữu 1 biển số, 1 ô tô

 Trưởng phòng PC67, Công an Hà Nội đề xuất mỗi người sở hữu 1 biển số, 1 ô tô (Ảnh minh họa)

Trước lo lắng về đề xuất trên, PV báo Người Đưa Tin có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Trần Thế Quân - Phó cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp (Bộ Công an).

Thưa ông, ông có nhận định và đánh giá thế nào về đề xuất mỗi người sở hữu một biển số, một xe ô tô của lãnh đạo Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (Công an TP. Hà Nội)?

Đây không phải là sáng kiến của lãnh đạo Phòng CSGT Hà Nội mà đã được nhiều nước trên thế giới đang áp dụng.

Theo tôi hiểu, việc mỗi người sở hữu một biển số xe cũng như việc mỗi người có một số căn cước công dân trọn đời. Nếu bán xe đi thì ta giữ lại biển số… đấy. Các nước là như vậy và nếu ở ta áp dụng được thì cũng tốt.

Ví dụ như: Chủ phương tiện đăng ký được số biển đẹp nhưng khi bán xe phải đưa đăng ký đi cùng thì mất thời gian… nhưng sẽ nảy sinh nhiều vấn đề tốn kém cần đánh giá.

Có ý kiến cho rằng đề xuất mỗi người sở hữu một ô tô hay một biển số trọn đời là không đúng và vi phạm quyền sở hữu tài sản của công dân, ông nghĩ sao về điều này?

Việc đề xuất mỗi người sở hữu một xe là không đúng vì đó là quyền sở hữu tài sản, mỗi người sở hữu bao nhiêu là quyền của họ, có hạn chế đâu. Anh có thể sở hữu 10 chiếc xe nhưng việc đăng ký biển số chỉ có 1. Nhưng theo tôi chắc họ không đề xuất theo hướng mỗi người chỉ được sở hữu một xe ô tô. Đề xuất mỗi người một xe là không phù hợp vì hạn chế quyền sở hữu tài sản.

Còn về việc mỗi người sở hữu một biển số thì cần phải nghiên cứu tiếp vì sẽ phát sinh nhiều vấn đề cần nghiên cứu như nếu có người sở hữu 2 xe thì thế nào?

Xã hội - Bộ Công an 'băn khoăn' về đề xuất mỗi người sở hữu 1 biển số, 1 ô tô (Hình 2).

Thiếu tướng Trần Thế Quân - Phó cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp - (Ảnh: CAND).

Nếu mỗi người chỉ được cấp một biển số trong khi cho họ sở hữu nhiều ô tô một lúc có vô lý không bởi nếu sở hữu nhiều xe mà chỉ có một biển thì có nghĩa những xe kia tồn tại mà không có biển số, thưa ông?

Đây là nói về vấn đề đăng ký xe thì như thế và phải nên hiểu mỗi người có một biển số khác với việc mỗi người chỉ được sở hữu một xe. Nó cũng như việc tôi cấm đường còn anh bao nhiêu xe thì vẫn thế, nên hiểu theo hướng tích cực.

Trước đây, cũng từng có quy định mỗi người chỉ được đăng ký 1 xe máy và đã từng bị hủy bỏ vì quy định này đã hạn chế quyền sở hữu của công dân. Và liệu đề xuất trên của CSGT Hà Nội có đi vào vết xe đổ, lặp lại những điều xưa cũ không?

Chính phủ cũng chủ chương hạn chế xe cá nhân và đi theo hướng đó cũng tốt vì hiện nay giao thông của Hà Nội và TP. HCM thảm họa đang đến gần cho nên phải có giải pháp nào đó rất mạnh.

Tất nhiên, mỗi phương án đưa ra đều có nhược điểm và có ưu điểm nhưng chúng ta cần phải ủng hộ những phương án tốt còn những nảy sinh phải tìm cách khắc phục.

Ông đánh giá thế nào về tính khả quan của đề xuất này?

Đây mới là ý kiến của CSGT Hà Nội còn chúng ta phải nghiên cứu cụ thể vì có nhiều vấn đề như tâm lý, quản lý, kinh tế, xã hội, chúng ta phải tổ chức đánh giá.

Xin cảm ơn ông!

Theo đại tá Đào Vịnh Thắng, mỗi công dân chỉ được sở hữu 1 ô tô và được cơ quan quản lý cấp cho một biển số xe duy nhất. Nếu có nhu cầu mua xe mới thì phải bán xe đang dùng đi còn biển số xe thì vẫn có thể giữ lại để sử dụng cho xe sau.

Cũng theo người đứng đầu PC67 Hà Nội, điều kiện để được sở hữu xe và cấp biển số xe là công dân phải mở tài khoản ngân hàng. Việc xử lý vi phạm cũng được thực hiện qua tài khoản chứ không cần mời lái xe lên làm việc để giảm bớt thủ tục, bớt thời gian đi lại cho người dân. Khi nào công dân không có nhu cầu sử dụng xe, không có nhu cầu sở hữu biển số xe thì báo cơ quan chức năng để xoá sổ biển số xe đó.

Ngoài ra, theo Trưởng phòng PC67, Chính phủ cũng nên quy định niên hạn sử dụng đối với ôtô và xe máy vì như hiện nay người dân đi xe đến bao giờ hỏng không dùng được nữa mới thôi thì không an toàn và khó để giảm phương tiện cá nhân.

“Chúng tôi đã đề xuất việc gắn thiết bị đo nồng độ cồn trên xe khách, quy định thời hạn cấp giấy phép lái xe, niên hạn sử dụng xe và cả mỗi người sở hữu xe… nếu được áp dụng ngay trong năm 2017 thì hy vọng câu chuyện giao thông sẽ dần có được lời giải”, ông Thắng trả lời báo chí.

Nhất Nam

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.