Bộ Công an kiến nghị "bịt lỗ hổng" từ vụ mua bán 19.000 hóa đơn khống

Bộ Công an kiến nghị "bịt lỗ hổng" từ vụ mua bán 19.000 hóa đơn khống

Đặng Ngọc Thuỷ

Đặng Ngọc Thuỷ

Chủ nhật, 24/11/2024 08:40

Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã có những kiến nghị để "bịt" những lỗ hổng trong công tác giám sát, quản lý sau vụ đại án mua bán hơn 19.000 hóa đơn khống.

Nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội

Trong vụ án mua bán hơn 19.000 hóa đơn khống liên quan đến Công ty Thành An Hà Nội, hiện cơ quan CSĐT Bộ Công an đã hoàn tất kết luận và đề nghị truy tố đối với 38 bị can.

Xem chi tiết: Công ty Thành An Hà Nội sử dụng hơn 19.000 hóa đơn khống gây thiệt hại 743 tỷ đồng

Căn cứ kết quả điều tra vụ án, cơ quan CSĐT cũng xác định nguyên nhân dẫn đến phạm tội, cũng như đề xuất "bịt" những lỗ hổng pháp lý còn tồn tại.

Cụ thể, cơ quan điều tra nhận thấy, nhiều năm qua, các doanh nghiệp đã sử dụng phần mềm kế toán (phần mềm FAST, phần mềm MIMOSA...) để cập nhật hai hệ thống số tài chính theo dõi số liệu thực thu, thực chi (sổ nội bộ).

Ngoài ra còn có số liệu báo cáo các cơ quan chức năng như Thuế, Kiểm toán ở một sổ khác.

Bộ Công an kiến nghị "bịt lỗ hổng" từ vụ mua bán 19.000 hóa đơn khống- Ảnh 1.

Bị can Nguyễn Đăng Thuyết và vợ Nguyễn Nhật Linh trong vụ án mua bán hơn 19.000 hóa đơn khống.

Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp đã thực hiện một số khoản chi không có chứng từ và không thể hạch toán được theo quy định của pháp luật kế toán.

Để bù đắp vào các khoản chi phí đó cũng như để hưởng lợi bất chính, doanh nghiệp đã có hành vi mua hóa đơn khống, tăng doanh thu đầu vào dưới hình thức nâng giá vốn hàng bán, che giấu lợi nhuận thực tế và giảm thuế phải nộp cho Nhà nước.

Cụ thể, đối với 110 công ty/ hộ kinh doanh (trong vụ án) đã được lập ra chỉ để xuất bản hóa đơn khống cho nhóm Công ty Thành An. Các mặt hàng trên hợp đồng là vật tư tiêu hao y tế nhập khẩu nhưng các công ty đều không có giấy phép nhập khẩu của Bộ Y tế cấp.

Từ việc cơ quan quản lý thiếu thanh tra, kiểm tra để các đối tượng bán hóa đơn sử dụng CMTND của một số người quen thiếu hiểu biết, nhặt được của người khác để tự thành lập một hoặc một chuỗi công ty/hộ kinh doanh có cùng địa chỉ hoặc đặt trụ sở tại "văn phòng ảo" chỉ để xuất bán hóa đơn khống hưởng lợi.

Xem chi tiết: Dựng 4 "giám đốc ảo" từ CCCD nhặt được để bán hóa đơn khống

Mặt hàng đăng ký kinh doanh là vật tư tiêu hao y tế kỹ thuật cao nhưng các công ty trên không có cửa hàng, kho hàng, thay đổi địa điểm kinh doanh nhưng không thay đổi cơ quan quản lý thuế.

Ngoài ra, việc thiếu kiểm tra thực tế hàng hóa (hóa đơn đầu vào không có nhưng đầu ra rất nhiều), trong khi các hộ kinh doanh không phải thực hiện kê khai,...

Từ đó, các đối tượng đã lợi dụng việc không phải thực hiện kê khai, không mở sổ kế toán để chứng minh đầu vào, trong khi thấy nguồn thu ổn định nên duy trì việc xuất bán hóa đơn khống một thời gian dài mà không bị phát hiện.

Mỗi doanh nghiệp chỉ được sử dụng 1 phần mềm kế toán

Từ những nguyên nhân trên, Cơ quan CSĐT kiến nghị đối với cơ quan quản lý thuế báo cáo cấp có thẩm quyền quy định về hạn mức doanh thu của hộ kinh doanh.

Với các hộ kinh doanh có doanh thu "vượt ngưỡng" thì bắt buộc phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Luật doanh nghiệp, phải kê khai, mở sổ sách kế toán, chứng minh hàng hóa đầu vào, lưu giữ đầy đủ hồ sơ đầu vào.

Cơ quan quản lý nhà nước về thuế cần ban hành quy định cụ thể về các mặt hàng đặc thù liên quan trực tiếp đến sức khỏe người bệnh (nhất là mặt hàng vật tư tiêu hao kỹ thuật cao, trang thiết bị y tế) mà các công ty được phép kinh doanh.

Ví dụ, đối với mặt hàng vật tư tiêu hao kỹ thuật cao, ngoài Sở Kế hoạch & Đầu tư cấp phép còn phải được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu.

Riêng đối với các hộ kinh doanh không được phép kinh doanh mặt hàng đặc thù này nhằm quản lý chặt chẽ công tác khám chữa bệnh, đồng thời hạn chế việc xuất bán hóa đơn khống liên quan đến mặt hàng này.

Cơ quan quản lý thuế các cấp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các công ty/hộ kinh doanh có doanh thu cao bất thường, tài sản không tương xứng với doanh thu; xem xét, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các công ty/hộ kinh doanh liên quan đến việc ký hợp đồng, xuất hóa đơn GTGT trái phép từ năm 2017 – 2022.

Các cơ quan quản lý nhà nước cần quy định chặt chẽ đối với việc cung cấp, sử dụng phần mềm kế toán doanh nghiệp (như mỗi doanh nghiệp chỉ được cung cấp, sử dụng 1 phần mềm kế toán doanh nghiệp).

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.