Bộ Giao thông vận tải tiếp tục quản lý sẽ tốt hơn?

Bộ Giao thông vận tải tiếp tục quản lý sẽ tốt hơn?

Thứ 5, 27/12/2012 23:45

Một số ý kiến cho rằng, có không ít người mới chỉ biết khởi động xe cũng có thể lấy được GPLX.

Theo dư luận thì việc cấp GPLX hạng A1 hiện quá dễ dàng và đơn giản. Chính tâm lý có tấm bằng chỉ để đối phó với công an ở một số người điều khiển phương tiện giao thông đã tiếp tay cho những kẻ làm trái pháp luật.

Xã hội - Bộ Giao thông vận tải tiếp tục quản lý sẽ tốt hơn?

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam

Sinh viên Trần Việt Linh (ở Hà Nội) bật mí: "Rất nhiều bạn trong trường em mua GPLX mô tô (hạng A1). Bọn em thường xuyên nhận được những thông tin từ trên mạng, tờ rơi với nội dung là nhận hồ sơ làm GPLX với mức phí chỉ hơn 100 ngàn đồng một cách công khai. Xe máy thì ai chẳng biết đi, luật thì học mẹo vài câu đại khái là được. Do ngại mất thời gian nên không ít bạn đã tìm cách liên hệ để mua GPLX".

Khác với GPLX mô tô thì lái việc cấp GPLX ô tô có phần nghiêm ngặt hơn. Các quy trình, thủ thục được làm đầy đủ song chất lượng đào tạo lái xe lại là điều đáng phải bàn. Rất nhiều người đi học, có bằng lái xe đàng hoàng nhưng khi tham gia giao thông lại tỏ ra vô cùng lúng túng như vụ gây tai nạn tại Trung tâm triển lãm mới đây là một ví dụ. Vụ tại nạn là do người điều khiển xe bị nhầm giữa chân ga với chân phanh, một lỗi được đánh giá là khá sơ đẳng. Qua xác minh thì người gây tại nạn nêu trên có GPLX hoàn toàn hợp lệ.

Anh Vũ Kiểm (lái xe taxi) nói: "Tôi lái xe từ khi còn đi phụ xe cho người bác ruột. Mới đây, có chút vốn mua xe riêng, tôi mới đi học lấy GPLX. Thủ tục rất đơn giản, chỉ tìm đến trung tâm đào tạo nộp hồ sơ lệ phí và đợi ngày họ gọi đến thi. Phần thực hành của tôi khá tốt nhưng lý thuyết thì chẳng hiểu gì. Họ đưa cho mình mấy câu hỏi, cứ thếá học mẹo theo. Đến hôm thi, sai đâu sẽ có người "hỗ trợ". Thật quá dễ dàng để có được một GPLX"

Thực trạng đào tạo, cấp GPLX một cách tràn nan, dễ dãi đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý, xử lý và trách nhiệm đào tạo. Ông Nguyễn Văn Quảng (59 tuổi, ở Thái Bình) chia sẻ: "Trước kia, tôi làm nghề lái xe và phải mất 2 năm trời mới biết đủ và hiểu hoàn toàn về tính năng của xe, có thể tự sửa chữa, xử lý sự cố, bảo dưỡng xe đúng quy trình an toàn... Bây giờ, tôi cảm giác, việc học lái xe như thể chỉ cần biết khởi động máy coi như đã hoàn thành chương trình".

Trao đổi với PV về thực trạng đào tạo và cấp GPLX hiện nay, thượng tá Trần Trọng Khiêm (Phòng cảnh sát giao thông tỉnh Thái Nguyên) chia sẻ: Thực tế có rất nhiều trường hợp người lái xe vi phạm giao thông do không hiểu biết về luật lệ giao thông. Nhiều người gây tai nạn giao thông dẫn đến hậu quả nghiêm trọng phải thừa nhận đã thiếu trung thực trong quá trình thi lấy GPLX. Theo tôi thì việc đào tạo, sát hạch, cấp GPLX dù thuộc đơn vị nào quản lý cũng cần đặt lợi ích xã hội lên hàng đầu, cần xử lý nghiêm những trường hợp gian lận... Như vậy, chúng ta mới có thể hy vọng giảm tỷ lệ tai nạn giao thông trong tương lai.

Đổ hết lỗi bằng giả cho Bộ GTVT là không thỏa đáng

Liên quan đến đề nghị chuyển giao công tác sát hạch GPLX sang Bộ Công an quản lý, ông Nguyễn Mạnh Hùng (Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam) cho biết: Đây không phải lần đầu tiên Bộ Công an đề xuất việc này. Việc Chính phủ giao cho Bộ GTVT quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX đưa vào luật từ năm 2001 đến 2008. Tôi cho rằng, trong quá trình làm đã có rất nhiều tiến bộ. Vì vậy, tôi thấy nên tiếp tục để Bộ GTVT quản lý sẽ tốt hơn. Còn thực trạng GPLX giả, nếu đổ hết lỗi cho Bộ GTVT là không thỏa đáng. Có rất nhiều thứ bị làm giả chứ không riêng GPLX. Hiện nay, ngành giao thông đang triển khai kế hoạch cấp bằng mới, có khả năng chống hàng giả vô cùng hiệu quả.

Hoàng Sa


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.