Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường giải đáp nhiều vấn đề nóng của ngành GTVT
Về vấn đề liên quan đến các dự án BOT, Thứ trưởng Nguyền Hồng Trường cho biết, từ năm 2013 đến nay Bộ GTVT đã thu hút được nguồn vốn đầu tư rất lớn, hơn 200 ngàn tỷ đồng, chủ yếu là đầu tư các dự án BOT trên QL1, QL14 và một số dự án BOT trên các QL khác như QL18, QL51... Và các dự án BOT nào đều có 2 giai đoạn. Gian đoạn 1 là tính tổng mức đầu tư ban đầu dựa trên tính toán lưu lượng phương tiện và đưa ra thời gian thu phí để nhà đầu tư có cơ sở triển khai. Sau khi hoàn thành dự án thì đến bước quyết toán. Khâu này được tính toán dựa theo đơn giá của Bộ Xây dựng và các đơn vị tư vấn giám sát sau khi quyết toán thì giá thành của dự án bao giờ cũng thấp hơn tổng mức đầu tư ban đầu vì có quỹ dự phòng lớn.
Nguồn vốn của các dự án BOT là được ngân hàng cho vay đến đâu thì nhà đầu tư thực hiện đến đó. Vì thế phải sau khi có quyết toán, tính toán lại thì lúc đó mới có hợp đồng chính thức. Sau khi có hợp đồng chính thức vẫn có sự điều chỉnh, tăng thời gian thu phí lên hoặc giảm xuống dựa trên lưu lượng xe thực tế để bảo đảm quyền lợi “3 bên” là nhà đầu tư - người dân - Nhà nước.
Đối với câu hỏi của phóng viên về vấn đề Hà nội bị bủa vây bởi các trạm thu phí BOT với phí thu cao, Thứ trưởng Trường đã khẳng định Hà Nội là một trong những thành phố có ít dự án BOT nhất, chỉ bằng 1/3 so với TP Hồ Chí Minh và bằng 1/4 so với Quảng Bình. Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ có thêm các dự án BOT mới tại khu vực vành đai 4 như: đường nối cao tốc QL5 với QL1 từ Hưng Yên đi Hà Nam và từ Hà Nam nối với Đại lộ Thăng Long và từ đó đi QL32. Theo Thứ trưởng phải thực hiện theo dự án BOT vì ngân sách không có và vay vốn rất khó khăn.
Liên quan đến giá cước vận tải, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết khi xăng giảm, các hãng taxi cũng như hãng xe buýt không giảm