Bộ GTVT trần tình lý do dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông trễ hẹn

Bộ GTVT trần tình lý do dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông trễ hẹn

Đồng Xuân Thuận

Đồng Xuân Thuận

Chủ nhật, 11/08/2019 09:10

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đội vốn từ gần 9.000 tỷ lên hơn 18.000 tỷ, sau nhiều năm vẫn đợi ngày vận hành chính thức. Theo giải trình của bộ GTVT, dự án trở thành nỗi bức xúc của dư luận do nhiều nguyên nhân bao gồm cả chủ quan và khách quan.

Bộ GTVT vừa có Công văn số 7323/BGTVT-CQLXD gửi Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội trả lời kiến nghị cử tri thành phố Hà Nội gửi tới Kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khóa XIV.

Đầu tư - Bộ GTVT trần tình lý do dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông trễ hẹn

Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông chưa đi vào hoạt động. 

Theo đó, cử tri TP.Hà Nội đề nghị làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý nghiêm đối với các dự án kéo dài thời gian, đội vốn như dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông và sớm đưa tuyến đường sắt này vào sử dụng, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

“Cử tri phản ánh, hiện nay dự án Tổ hợp ga Ngọc Hồi triển khai chậm tiến độ, công tác giải phóng mặt bằng, đền bù, hỗ trợ tái định cư và giải ngân vốn rất chậm so với kế hoạch đề ra (khởi công từ năm 2013, dự kiến hoàn thành năm 2020). Đề nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án này trên địa bàn huyện Thanh Trì để nhân dân ổn định cuộc sống”, văn bản của Bộ GTVT nêu.

Đầu tư - Bộ GTVT trần tình lý do dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông trễ hẹn (Hình 2).

Những con tàu vẫn nằm chờ ngày được lăn bánh chính thức

Trong văn bản trả lời cử tri, Bộ GTVT cho biết, dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông được đầu tư xây dựng bằng vốn vay ODA của Chính phủ Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30/5/2008 .

Trong đó dự án được thực hiện theo hình thức hợp đồng EPC, Tổng thầu EPC do Bên tài trợ vốn chỉ định là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện. Tư vấn giám sát được tổ chức đấu thầu, đơn vị trúng thầu là Công ty TNHH giám sát xây dựng Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh.

Quá trình triển khai thực hiện dự án chậm, tăng tổng mức đầu tư do nhiều nguyên nhân bao gồm cả chủ quan và khách quan với 12 nguyên nhân chính.

Bộ GTVT cũng thừa nhận, dự án chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư ngoài trách nhiệm chính thuộc phía tổng thầu thì chủ đầu tư (Bộ GTVT), Ban Quản lý dự án Đường sắt chịu trách nhiệm trong công tác quản lý điều hành dự án.

Tư vấn thiết kế bước lập dự án chịu trách nhiệm về chất lượng lập dự án đầu tư.

Chủ đầu tư của phần giải phóng mặt bằng (UBND thành phố Hà Nội) chịu trách nhiệm về việc chậm trễ bàn giao mặt bằng sạch.

Tư vấn giám sát chịu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo thi công, quản lý tiến độ, chất lượng, giá thành xây đựng.

"Thời gian qua, mặc dù Bộ GTVT và các bên liên quan đã quyết liệt chỉ đạo nhưng Dự án vẫn triển khai rất chậm, đến nay Dự án vẫn chưa thể hoàn thành và có nguy cơ kéo dài do một số nội dung Tổng thầu không thực hiện theo chỉ đạo của Bộ GTVT. Các khó khăn vướng mắc đã được Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Ngoại giao và Đại sứ Quán Trung Quốc để hỗ trợ chỉ đạo và có các giải pháp giải quyết nhằm đưa Dự án vào vận hành khai thác trong thời gian sớm nhất", Bộ GTVT cho biết.

Bộ GTVT cũng cho biết, đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án đường sắt chủ động rà soát các điều khoản trong hợp đồng EPC, xác định rõ trách nhiệm của tổng thầu và các bên liên quan để xử lý, giải quyết các khiếu kiện trong trường hợp cần thiết phù hợp với điều kiện của hợp đồng EPC.

Đối với dự án xây dựng tổ hợp ga Ngọc Hồi, công trình xây dựng tổ hợp ga Ngọc Hồi nằm trong giai đoạn I của dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi). Theo Bộ GTVT, dự án bị ảnh hưởng và chậm triển khai từ vụ việc của Tư vấn Nhật Bản JTC năm 2014.

Bộ GTVT cho biết: "Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và hiện nay Giai đoạn I của Dự án đã được điều chỉnh tiến độ (thực hiện từ năm 2017 - kết thúc năm 2024). Thực hiện Luật đầu tư công, đến nay Bộ Giao thông vận tải đã hoàn thiện hồ sơ và đang thực hiện các thủ tục để báo cáo tổng thể dự án với Chính phủ và Quốc hội thông qua theo quy định, làm cơ sở thực hiện các nội dung công việc tiếp theo".

Về công tác giải phóng mặt bằng, đến nay, dự án đã giải phóng mặt bằng được 99ha/158,7 ha, đã giải ngân được hơn 800 tỷ đồng cho công tác giải phóng mặt bằng.

Bộ GTVT cũng cho biết, đang chỉ đạo Ban QLDA Đường sắt phối hợp chặt chẽ với địa phương tiếp tục thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đồng thời bảo vệ phần diện tích đã được giải phóng, tránh tình trạng tái lấn chiếm gây khó khăn khi dự án được triển khai.

Đầu tư - Bộ GTVT trần tình lý do dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông trễ hẹn (Hình 3).

H.M

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.