Bộ luật dân sự sẽ có nhiều sửa đổi lớn

Bộ luật dân sự sẽ có nhiều sửa đổi lớn

Thứ 2, 13/05/2013 08:38

Sẽ bãi bỏ những quy định chồng chéo với Luật Đất đai, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Hôn nhân và Gia đình…

Đại diện Tổ biên tập dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Dân sự (BLDS) - ông Dương Đăng Huệ (Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp) đã cho biết một số định hướng lớn trong sửa đổi BLDS sắp tới.

Theo đó, cấu trúc BLDS (sửa đổi) sẽ được rút gọn từ bảy phần (BLDS hiện hành) xuống còn năm phần, gồm: Những quy định chung; vật quyền (tài sản và quyền sở hữu); trái quyền (nghĩa vụ và hợp đồng); thừa kế; quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

BLDS sửa đổi sẽ không còn hai phần “quy định về chuyển quyền sử dụng đất” và “quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ”. Ông Huệ phân tích: “Vì nội dung các quy định về quyền sử dụng đất cơ bản đã được ghi nhận trong các chế định liên quan về tài sản, giao dịch, quyền sở hữu, nghĩa vụ và hợp đồng, thừa kế nên không cần thiết tái kết cấu thành một phần quy định riêng. Còn những vấn đề Luật Đất đai đã quy định cũng sẽ không quy định lại trong BLDS sửa đổi. Tương tự, các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ đã được quy định đầy đủ và cụ thể trong các luật chuyên ngành (Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ). Do vậy, những nội dung này nên đưa ra khỏi BLDS. Qua thực tiễn thi hành cho thấy các quy định này trong BLDS hiện hành không còn phù hợp thực tiễn hoặc lạc hậu so với luật chuyên ngành. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới thường cũng không kết cấu “quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ” trong BLDS”.

Ngoài ra, ban soạn thảo cũng nhất trí không đưa vào dự thảo BLDS sửa đổi sắp tới các quy định về gia đình vì đã có Luật Hôn nhân và Gia đình điều chỉnh.

Một trong những sửa đổi quan trọng khác của BLDS sửa đổi sắp tới là đề xuất quy định chỉ có ba hình thức sở hữu: sở hữu nhà nước, sở hữu riêng (sở hữu của cá nhân hoặc sở hữu của pháp nhân) và sở hữu chung. Còn trong Điều 172 BLDS hiện hành quy định đến sáu hình thức sở hữu: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu chung, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, sở hữu của tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp.

Theo Bình Minh (Pháp luật Tp HCM)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.