Đây là một trong những nội dung mới của Dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi được Quốc hội thông qua vào sáng 27/11 .
Với 84,01% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp trách nhiệm hình sự của pháp nhân được ghi nhận trong Bộ luật hình sự.
Pháp nhân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện được quy định trong Bộ luật hình sự. (ảnh minh họa)
Theo đó, để bị truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân phải có đủ các điều kiện sau:
- Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân;
- Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân;
- Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân.
Pháp nhân chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự với một số tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật. Hình phạt áp dụng với pháp nhân sẽ là : Phạt tiền;Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tước quyền sử dụng giấy phép vĩnh viễn hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Ngoài ra, sẽ phải chịu một số hình phạt bổ sung như : Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; Cấm huy động vốn; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.
Bên cạnh việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân, Bộ luật hình sự sửa đổi lần này sẽ loại bỏ hình phạt tử hình với một số tội phạm.
Bộ luật cũng quy định không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp: Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; người từ 75 tuổi trở lên; người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản , tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và