"Bỏ Mỹ theo Nga" vì S-400, lý do thực sự của Thổ Nhĩ Kỳ là chống kịch bản "đảo chính" tái diễn?

"Bỏ Mỹ theo Nga" vì S-400, lý do thực sự của Thổ Nhĩ Kỳ là chống kịch bản "đảo chính" tái diễn?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 5, 11/07/2019 10:59

Với việc đặt S-400 ở Ankara, có suy đoán cho rằng lý do Tổng thống Erdogan mua hệ thống phòng thủ Nga không hẳn vì chống lại mối đe dọa từ bên ngoài.

Tiêu điểm - 'Bỏ Mỹ theo Nga' vì S-400, lý do thực sự của Thổ Nhĩ Kỳ là chống kịch bản 'đảo chính' tái diễn?

S-400.

Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang va chạm với nhau trong thương vụ S-400 đang diễn ra. Các thông tin gần đây cho biết, hệ thống phòng không đầu tiên của Nga sẽ được đặt tại Ankara, nơi các nhà phân tích cho rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan dường như sẽ sử dụng cho mục đích cá nhân nhiều hơn.

Mặc dù gây áp lực ngoại giao và đề nghị chuyển sang mua hệ thống tên lửa Patriot như một sự thay thế, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn cho thấy quan điểm kiên định của mình trước Mỹ.

Theo nhà phân tích Atilla Yesilada của Global Source Partners, thông tin về việc đặt hệ thống S-400 đầu tiên tại Ankara có thể được coi như một lời giải thích cho lập trường quyết tâm của Tổng thống Erdogan thời gian qua.

Bảo vệ Ankara?

"Nếu một trong các hệ thống thực sự được đặt ở Ankara - nơi nó không có mục đích chống lại các mối đe dọa từ nước ngoài - thì tôi nghĩ Tổng thống Erdogan sẽ có lợi ích cá nhân trong việc này”, chuyên gia Yesilada nói với VOA, nhớ lại cuộc đảo chính cách đây 3 năm và nhấn mạnh tài sản duy nhất đáng được bảo vệ ở Ankara là quốc hội và cung điện. 

"Nhưng sẽ không có một vị tổng thống nào lại sợ chính không quân của mình đánh bom. Đối với tôi điều đó dường như không hợp lý".

Hệ thống S-400 được cho là sẽ đặt tại căn cứ không quân Akinci gần Ankara. Căn cứ không quân này vốn là cứ điểm của nhóm quân đội đảo chính thất bại năm 2016. Khi đó, cung điện và tòa nhà quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã liên tục bị nhóm đảo chính tấn công.

Ba năm kể từ sau nỗ lực đảo chính, các vụ bắt giữ hàng loạt nhân viên quân sự vẫn đang tiếp tục. Kể từ thời điểm đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã trừng phạt 716 phi công chiến đấu. 

Ankara đổ lỗi cho giáo sĩ Thổ Nhĩ Kỳ Fethullah Gulen là chủ mưu đằng sau nỗ lực cưỡng chế quyền lực. Về phần mình, nhân vật đang sống lưu vong tại Mỹ kịch liệt phủ nhận cáo buộc. 

"Bạn có thường xuyên lo ngại lực lượng không quân ném bom chính mình hay không?”, chuyên gia quan hệ quốc tế Soli Ozel của Đại học Kadir Has từ Istanbul đặt câu hỏi”. “Sự lựa chọn S-400 cho thấy bạn lo ngại kẻ thù của mình đến từ đâu".

"Nếu đất nước chưa giải quyết được các vấn đề này (mối đe dọa quân sự trong nước), chúng ta sẽ gặp rắc rối sâu sắc hơn", ông Ozel nói. "Đây không còn là vấn đề của S-400 nữa. Đó là về hệ thống chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ, tính hợp pháp của hệ thống, sự thống nhất của hệ thống đó và tất cả mọi thứ”. 

Tiêu điểm - 'Bỏ Mỹ theo Nga' vì S-400, lý do thực sự của Thổ Nhĩ Kỳ là chống kịch bản 'đảo chính' tái diễn? (Hình 2).

Tổng thống Erdogan.

Ankara đổ lỗi cho Washington về quyết định mua S-400, tuyên bố sự lưỡng lự của cựu Tổng thống Barack Obama trong việc bán hệ thống phòng không Patriot đã buộc họ phải quay sang Moscow. Tuy nhiên, câu hỏi về lý do thực sự của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang được đặt ra.

"Không có logic nào cả"

"Từ quan điểm quân sự, không có logic nào cả", tướng Thổ Nhĩ Kỳ đã nghỉ hưu - Haldun Solmazturk – người đang đứng đầu Viện Thổ Nhĩ Kỳ Thế kỷ 21, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Ankara, cho biết.  

"Phòng không đòi hỏi mức độ tích hợp cao nhất”, ông nói. “Đây là một sự tích hợp trên toàn NATO, bao gồm máy bay ném bom chiến đấu, hệ thống chỉ huy v.v..."

Phòng không trong NATO là một hệ thống tích hợp và vững chắc, do đó việc mang đến  hệ thống S-400 do Nga sản xuất sẽ là điều không tưởng.

Đường biên giới dài của Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến cho lực lượng phòng không của nước này trong nhiều thập kỷ qua phải dựa vào các máy bay chiến đấu, thay vì các bệ phóng tên lửa di động.

"Thổ Nhĩ Kỳ không cần một hệ thống chống tên lửa", chuyên gia Yesilada nói. "Ai có thể tấn công chúng tôi bằng tên lửa? Các quốc gia duy nhất có tiềm năng như vậy là Nga và Iran, và họ là đồng minh. Không ai khác có kho vũ khí với tên lửa tầm xa" .

Tuy nhiên, Ankara khẳng định, S-400 cũng sẽ giúp tăng cường cho nền công nghiệp quốc phòng bản địa đang mở rộng nhanh chóng, thông qua chuyển giao công nghệ.

Chuyển giao công nghệ đã và đang là một trở ngại trong nỗ lực của Ankara trong việc mua sắm hệ thống phòng không Patriot của Mỹ. Nhưng các nhà quan sát chỉ ra rằng vẫn chưa rõ có bao nhiêu công nghệ từ hệ thống tên lửa tiên tiến nhất mà Moscow chuẩn bị chia sẻ cho một quốc gia thành viên NATO như Thổ Nhĩ Kỳ. 

Washington cũng cảnh báo rằng nếu việc bán tên lửa S-400 hoàn tất, các công ty quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị loại ra khỏi chương trình chế tạo máy bay F-35, mất hàng tỷ USD hợp đồng. 

Những cái giá quá lớn mà Ankara phải trả vì thương vụ S-400 càng khiến cho nhiều người tò mò về lý do tại sao ông Erdogan vẫn quyết tâm hoàn thành thương vụ này. 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.