Bộ NN&PTNT kiến nghị xử lý ô nhiễm "sông tuyết" ở Hà Nam

Bộ NN&PTNT kiến nghị xử lý ô nhiễm "sông tuyết" ở Hà Nam

Nguyễn Thị Hương Lan

Nguyễn Thị Hương Lan

Thứ 5, 11/01/2018 11:33

Liên quan đến tình trạng ô nhiễm của “sông tuyết” ở Hà Nam, đoàn công tác của bộ NN&PTNT kiến nghị sẽ dừng khung thời vụ chậm lại so với lịch lấy nước đợt một vì nguồn nước ở đây quá ô nhiễm.

Đoàn công tác của bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (bộ NN&PTNT) cùng tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị lấy nước đổ ải cho vụ đông xuân năm 2018 trên địa bàn huyện Duy Tiên, Hà Nam.

Xã hội - Bộ NN&PTNT kiến nghị xử lý ô nhiễm 'sông tuyết' ở Hà Nam

Nguồn nước "sông tuyết" Hà Nam ô nhiễm nặng.

Sau buổi đi thực tế, đoàn công tác của bộ NN&PTNT và tập đoàn Điện lực Việt Nam kiến nghị dừng khung thời vụ chậm lại so với lịch lấy nước đợt một vì nguồn nước ở đây quá ô nhiễm. Đại diện tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với ngành Nông nghiệp ở các địa phương trong việc hỗ trợ nguồn điện một cách tối đa.

Được biết, trạm bơm Chợ Lương, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam là trạm bơm chính cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho bà con khu vực huyện Duy Tiên. Qua trạm sẽ lấy nước phục vụ cho gần 5.000ha lúa và hoa màu của bà con.

Hiện nay, mặc dù 1 trong 8 cửa xả của thủy điện Hòa Bình đang phải sửa chữa, nhưng tại các địa phương khu vực đồng bằng sông Hồng, mọi công tác chuẩn bị cho việc lấy nước đổ ải đợt đầu đã sẵn sàng. Dự kiến, việc lấy nước đổ ải sẽ diễn ra vào ngày 16/1 tới đây.

Khu vực các cửa cống lớn như Bắc Hưng Hải, trạm sông Tích và cửa cống Tắc Giang, các trạm bơm đã được kiểm tra vận hành và sẵn sàng hoạt động hết công suất phục vụ cho việc lấy nước cho hàng trăm ngàn hecta lúa vụ đông xuân năm nay.

Như thông tin báo Người Đưa Tin đã đưa, tình trạng ô nhiễm trên “sông tuyết” diễn ra hàng chục năm nay khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Kết quả kiểm nghiệm mới đây cho thấy, hàm lượng amoni có trong nước vượt trên 70,3 lần cho phép. Nồng độ oxy hòa tan dưới 2,5 lần giới hạn cho phép. Nước sông bị ô nhiễm ở cấp độ 2, mức nghiêm trọng. Với mức độ ô nhiễm như hiện nay sẽ khiến nguy cơ người dân mắc bệnh ung thư tăng cao.

Liên quan đến việc trạm bơm Chợ Lương ô nhiễm nặng khiến bọt đùn lên cao mỗi lần trạm bơm hoạt động, trao đổi với PV, ông Phạm Hồng Thanh, Chủ tịch UBND huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam cho biết: “Hình ảnh dòng sông nổi bọt trắng xóa thường xuất hiện khi bơm nước từ sông Nhuệ phục vụ sản xuất nông nghiệp”.

Theo ông Thanh, thực trạng sông Nhuệ ô nhiễm nặng xuất hiện từ lâu. Nguồn nước ô nhiễm của sông Nhuệ chảy từ Hà Nội về, vào mùa cạn tình hình ô nhiễm còn khủng khiếp hơn bây giờ.

Trả lời câu hỏi tại sao sự việc xảy ra từ rất lâu nhưng đến nay cơ quan chức năng chưa có động thái gì giải quyết? Ông Thanh cho biết, huyện Duy Tiên đã nhiều lần kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền và đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh về chuyện ô nhiễm sông Nhuệ qua địa phận Hà Nam nhưng vẫn chưa được xử lý.

Theo ông Thanh, chỉ khi không còn sự lựa chọn nào khác mới bơm nước sông Nhuệ phục vụ cho trồng trọt: "Đợt này chủ yếu lấy nước vào tưới cho mạ, tới đây chờ điều tiết nước từ hồ Hoà Bình, khi đó nước sông Nhuệ sẽ dâng lên, nguồn ô nhiễm sẽ giảm bớt”.

Lan Huệ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.