Bỏ sổ hộ khẩu: Phụ thuộc vào việc hoàn thành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Bỏ sổ hộ khẩu: Phụ thuộc vào việc hoàn thành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Phạm Thị Phương Quế

Phạm Thị Phương Quế

Thứ 2, 06/11/2017 10:01

Theo bộ Công an, Chính phủ đã chủ trương bỏ các thủ tục về sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân (CMND) trong quản lý dân cư để thống nhất quản lý bằng mã số định danh cá nhân. Việc này cần phải có lộ trình, dự kiến đến năm 2019-2020.

Chính phủ ban hành Nghị quyết 112/NQ-CP về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của bộ Công an.

Theo đó quy định được người dân đặc biệt quan tâm là bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng sổ hộ khẩu và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân (12 số trên thẻ căn cước công dân là số định danh cá nhân, còn trẻ em mới ra đời sẽ được cấp ngay một số định danh cá nhân để ghi vào giấy khai sinh - PV).

Từ đó, bãi bỏ kết quả giải quyết thủ tục là sổ hộ khẩu và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư quy định tại luật Cư trú và luật Sửa đổi, bổ sung luật Cư trú; Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Cư trú...

Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 30/10/2017 không đồng nghĩa với việc sẽ bỏ hẳn và bỏ ngay sổ hộ khẩu hay CMND. Việc này phải dựa vào thời điểm hoàn thành và vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. 

Báo Thanh niên thông tin, theo bộ Công an, Chính phủ đã chủ trương bỏ các thủ tục về sổ hộ khẩu, CMND trong quản lý dân cư để thống nhất quản lý bằng mã số định danh cá nhân, việc này cần phải có lộ trình, dự kiến đến năm 2019 - 2020.

An ninh - Hình sự - Bỏ sổ hộ khẩu: Phụ thuộc vào việc hoàn thành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Từ nay đến năm 2019, sổ hộ khẩu vẫn chưa thể bỏ được ngay.

Trao đổi với báo Giao thông, Thượng tá Trần Hồng Phú, Phó cục trưởng cục Cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư, Tổng cục Cảnh sát (bộ Công an) khẳng định, cuối năm 2018, đầu năm 2019, bộ Công an sẽ hoàn tất thu thập thông tin của trên 90 triệu dân và cung cấp cho các ngành để giải quyết thủ tục hành chính hiệu quả.

Theo Thượng tá Phú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là căn cứ quan trọng để các cơ quan quản lý Nhà nước nghiên cứu, khắc phục tình trạng người dân phải sử dụng nhiều giấy tờ cá nhân nhưng lại không đem lại hiệu quả trong công tác giải quyết thủ tục hành chính.

Tổng cục Cảnh sát đã chỉ đạo công an các địa phương thu thập 15 thông tin của công dân, trong đó quan trọng nhất là cấp cho mỗi người một số định danh duy nhất dùng chung. Sau này, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành do các bộ, ngành quản lý sẽ tra cứu thông tin thông qua mã số công dân này nhằm rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục và hạn chế việc công dân phải đi lại nhiều lần.

Báo Dân trí thông tin, do 12 số trên thẻ căn cước công dân cũng đồng thời là số định danh cá nhân nên sau này khi công dân xuất trình căn cước công dân theo yêu cầu thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã nêu trên.

Khi có cơ sở dữ liệu rồi, công dân khi đến các cơ quan Nhà nước để giải quyết thủ tục hành chính chỉ cần đưa ra 3 thông tin cơ bản, gồm: Họ, tên; mã số định danh và chỗ ở. Trong đó, mã số định danh được coi là chìa khóa, để các cơ quan nhà nước tra cứu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia nhằm lấy ra các thông tin về công dân phục vụ mục đích giải quyết thủ tục hành chính.

15 thông tin cơ bản sẽ được công an trên cả nước thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư:

1. Họ, chữ đệm và tên khai sinh;

2. Ngày, tháng, năm sinh;

3. Giới tính;

4. Nơi đăng ký khai sinh;

5. Quê quán;

6. Dân tộc;

7. Tôn giáo;

8. Quốc tịch;

9. Tình trạng hôn nhân;

10. Nơi thường trú;

11. Nơi ở hiện tại;

12. Nhóm máu (khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình bản kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó);

13. Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;

14. Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ, quan hệ với chủ hộ;

15. Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.

V.Hương (Tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.