Bộ Tài chính nói về việc thương hiệu Hãng phim truyện VN được định giá 0 đồng

Bộ Tài chính nói về việc thương hiệu Hãng phim truyện VN được định giá 0 đồng

Đỗ Thị Huệ

Đỗ Thị Huệ

Thứ 4, 27/09/2017 15:13

Tại buổi họp báo về cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp Nhà nước ngày 27/9, các vấn đề có liên quan đến định giá CPH của Hãng phim truyện Việt Nam được đặc biệt quan tâm.

Ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng cục Tài chính Doanh nghiệp, bộ Tài chính đã có những chia sẻ, giải đáp thắc mắc của báo chí về những vấn đề có liên quan. Ông Tiến khẳng định, những vấn đề đang gây tranh cãi của Hãng phim truyện Việt Nam hiện Thanh tra Chính phủ đang vào cuộc, làm rõ. Đúng sai, có vi phạm nào hay không trong quá trình cổ phần hóa, hiện phải chờ vào kết luận sau cùng của Thanh tra Chính phủ.

Nhiều ý kiến cũng thắc mắc, đất của Hãng phim truyện Việt Nam đã hết hạn hợp đồng cho thuê từ lâu, hãng phim hầu như không có bất kỳ chứng từ nào hay hợp đồng nào về việc cho thuê lại.

Vì vậy, nếu nhà đầu tư (NĐT) Vivaso sau khi nhảy vào, xin ký hợp đồng cho thuê đất lên tới 50 năm, một thời gian sau lại xin chuyển đổi mục đích sử dụng thì sẽ dẫn đến tình trạng như thế nào.

Ông Tiến cho biết, việc này phải căn cứ vào luật Đất đai. Nếu hãng phim không có đủ hồ sơ, có nhu cầu dùng tiếp thì phải đăng ký lại với thành phố. Nếu không đủ điều kiện thì không được đưa vào DN chuyển sang công ty cổ phần.

Kinh doanh - Bộ Tài chính nói về việc thương hiệu Hãng phim truyện VN được định giá 0 đồng

Hãng phim truyện Việt Nam và câu chuyện định giá thương hiệu 0 đồng đang gây tranh cãi trong dư luận thời gian gần đây.

Về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, ông Tiến cho biết, về mặt quy trình đã có sẵn, nếu đất đó để quy hoạch làm xưởng phim, trường quay thì vẫn để làm xưởng phim, trường quay. Còn nếu muốn chuyển đổi mục đích sử dụng thì phải được sự đồng ý của thành phố.

Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp CPH (nói chung) sang mục đích khác buộc phải xác định lại giá trị đất, chuyển quyền. Trước khi CPH mảnh đất đó được dùng làm gì.

Với mảnh đất của Hãng phim truyện Việt Nam khi chuyển sang CPH cũng không ngoại lệ. Nếu chuyển mục đích sang xây chung cư hoặc kinh doanh thì Nhà nước phải thực hiện thu hồi đất để tính giá cụ thể tùy theo từng địa điểm, sau đó mới tính đến chuyện tiếp tục cho thuê, bán hoặc chuyển đổi quyền sử dụng.

Về câu hỏi việc CPH mục đích là để tạo điều kiện cho DN phát triển, cải thiện đời sống người lao động, tuy nhiên điều này dường như không đúng với Hãng phim truyện Việt Nam, ông Tiến cho rằng, trường hợp này đang trong giai đoạn tranh chấp. Chỉ sau khi kết thúc tranh chấp, doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định theo đúng mục đích thì mới có thể biết được hiệu quả.

Ông Tiến cũng thừa nhận trước đó đã diễn ra tình trạng một số doanh nghiệp CPH, nhà đầu tư chiến lược không nhằm vào mục đích kinh doanh của chính DN đó mà chủ yếu là vào đất vàng.

Vì vậy, dự thảo Nghị định về cổ phần hóa DNNN đã có nhiều sửa đổi để phù hợp so với thực tế. Trong đó, vấn đề về NĐT chiến lược cũng đã điều chỉnh theo hướng ưu tiên những doanh nghiệp có cùng ngành nghề.

Ví dụ CPH các nhà xuất bản thì ưu tiên những NĐT có liên quan đến ngành xuất bản, CPH hãng phim thì ưu tiên những NĐT liên quan đến ngành phim truyện… Chúng ta thúc đẩy quá trình CPH ở các doanh nghiệp nhưng không có nghĩa là phải thực hiện CPH bằng mọi giá mà phải hết sức thận trọng.

Ông này cho hay, những vấn đề lùm xùm có liên quan đến việc CPH của hãng phim truyện Việt Nam cũng phải kể đến trách nhiệm của người lao động ở đây. “Người lao động phải hiểu ông chủ dùng mình ra sao.

Chọn ông không đúng thì phải có ý kiến báo cáo với lãnh đạo cấp trên. Nếu báo cáo rồi mà vẫn làm thì mới là sai. Ngành nghề văn hóa cũng thế, tài sản là con người, là chất xám chứ không phải nhà cửa, đất đai.

Ngay từ phương án ban đầu, trước khi CPH đều có những buổi phổ biến cho cán bộ, người lao động nói rõ cổ đông là ai, thế mạnh là gì để có quyền ý kiến, nếu không đồng thuận thì dừng lại. Bản thân người lao động cũng chưa mặn mà làm tròn trách nhiệm.

Thứ hai nữa là cơ quan quản lý Nhà nước cũng chưa tìm hiểu kỹ tâm tư của anh em, nóng vội triển khai hoặc thiếu sót. Khi CPH, người ta có quyền tranh cãi, có ý kiến thì phải nói ra. Bản chất CPH là phải có sự tham gia điều hành góp vốn của người lao động. Nhà nước tạo điều kiện cho người lao động được làm chủ doanh nghiệp”, ông Tiến đặt vấn đề.

Đại diện bộ Tài chính cũng khẳng định, qua câu chuyện về CPH hãng phim truyện Việt Nam, các cơ quan, đơn vị, ban ngành phải rút ra bài học kinh nghiệm nhất là tới đây sẽ tiến hành CPH nhiều DNNN lớn khác. Những DN đặc thù về chất xám, về tinh thần, bệnh viện… phải đặc biệt thận trọng.

Trả lời câu hỏi của PV báo Người Đưa Tin về việc định giá Hãng phim truyện Việt Nam, ông Đặng Quyết Tiến cho hay, việc định giá thương hiệu hãng phim truyện Việt Nam trị giá 0 đồng là do đơn vị tư vấn đưa ra, ban chỉ đạo CPH doanh nghiệp quyết định. Việc xác định giá trị DN có nhiều yếu tố như giá trị đất đai, giá trị thương hiệu,… đơn vị tư vấn đưa ra và phải chịu trách nhiệm.

Riêng với những DN đặc biệt thì việc xác định giá trị cũng phải căn cứ theo yếu tố đặc biệt trong pháp luật về định giá. Việc chấp nhận giá mà đơn vị tư vấn đưa ra hay không thuộc quyền của ban chỉ đạo CPH thuộc bộ, ngành mà DN đó trực thuộc chứ bộ Tài chính chỉ là đơn vị đưa ra chủ trương, chính sách.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.