Bộ Tài chính “vô can” trong thương vụ thất thoát 800 tỷ ở PVN

Bộ Tài chính “vô can” trong thương vụ thất thoát 800 tỷ ở PVN

Nguyễn Xuân Lĩnh

Nguyễn Xuân Lĩnh

Thứ 6, 23/02/2018 20:59

Việc góp vốn của PVN vào Oceanbank, quá trình thực hiện bộ Tài chính đã có những báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị PVN phải thực hiện đầy đủ các bước rà soát, thẩm định… nhưng các cá nhân có liên quan tại PVN đã bỏ qua các yêu cầu của Bộ này.

Theo kết luận điều tra của bộ Công an, vai trò, trách nhiệm của bộ Tài chính (BTC) chỉ rõ: Trong lần ban hành chủ trương góp vốn và góp vốn đợt 1, PVN có văn bản báo cáo, xin ý kiến của bộ Tài chính, đồng thời Văn phòng Chính phủ cũng có công văn đề nghị BTC có ý kiến về việc góp vốn của PVN vào Oceanbank để làm căn cứ báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến.

Trên cơ sở đó, BTC đã có công văn số 12144/BTC-TCDN ngày 7/10/2008 gửi Văn phòng Chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ (nơi nhận có PVN), trong đó nêu “để đảm bảo tính hiệu quả đề nghị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cần báo cáo rõ tình hình hoạt động của Oceanbank, đặc biệt là danh mục cho vay, danh mục chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán, cũng như việc trích lập các khoản dự phòng cho các hoạt động kinh doanh của Oceanbank, xác định giá trị thực hiện cổ phiếu của Oceanbank để tránh rủi ro trước khi quyết định việc đầu tư”.

Trong đợt 2 góp vốn, sau khi có công văn gửi Văn phòng Chính phủ đề nghị BTC có ý kiến về việc tham gia góp tăng vốn điều lệ tại Oceanbank của PVN, BTC đã có công văn số 12144, trong đó có nêu: “Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam rà soát tình hình triển khai thực hiện, cân đối nguồn vốn cho các dự án dầu khí, đặc biệt là các dự án trọng điểm dầu khí, trên cơ sở đó xác định nguồn vốn để đầu tư góp vốn vào Ngân hành Oceanbank. Việc đầu tư phải đảm bảo tính hiệu quả, bảo toàn và phát triển được vốn đã đầu tư. Trường hợp nguồn vốn không đủ để tham gia đầu tư góp vốn thì Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thực hiện chuyển nhượng quyền mua cổ phần tăng vốn điều lệ tại Oceanbank theo quy định hiện hành”

Cũng chính văn bản này của BTC là cơ sở để Văn phòng Chính phủ có công văn số 7119/VPCP-ĐMDN ngày 7/10/2010 gửi PVN, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, nội dung “Tập đoàn Dầu khí Việt Nam rà soát tình hình triển khai thực hiện, cân đối vốn, trước hết bảo đảm vốn cho các dự án đầu tư thuộc ngành nhề kinh doanh, đặc biệt các dự án trọng điểm dầu khí… Trường hợp khó khăn về vốn thì không nhất thiết nắm giữ 20% vốn điều lệ Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương”.

Đối với đợt 3 góp vốn, các cá nhân tại PVN hành vi làm trái khoảng 2, Điều 55, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010; tuy nhiên các thủ tục để góp vốn, PVN khôn có báo cáo Thủ tướng Chính phủ cũng như BTC.

An ninh - Hình sự - Bộ Tài chính “vô can” trong thương vụ thất thoát 800 tỷ ở PVN

Tài liệu điều tra đến nay, chưa có căn cứ xác định hành vi liên quan của các cá nhân tại BTC có dấu hiệu tội phạm (ảnh minh họa). 

Như vậy, với chức năng nhiệm vụ là quản lý vốn Nhà nước BTC đã có công văn gửi đến Văn phòng Chính phủ đồng thời gửi PVN. Ngoài ra, từ năm 2012 về sau, qua công tác thanh tra quản lý tài chính doanh nghiệp tại PVN và thực hiện đề án tái cơ cấu PVN giai đoạn 2012 - 2015, BTC đã có một số văn bản đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo PVN lộ trình thoái vốn đầu tư tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản (trong đó có Oceanbank)… bằng hình thức đấu giá công khai.

Căn cứ vào kết quả điều tra nêu trên thấy: Liên quan đến việc gón vốn của PVN vào Oceanbank, quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, BTC đã có những báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo PVN phải thực hiện đầy đủ các bước rà soát, đánh giá, thẩm định để quyết định đầu tư góp vốn, đảm bảo hiệu quả, an toàn sử dụng vốn; tuy nhiên các cá nhân có liên quan tại PVN đã bỏ qua các yêu cầu, đề nghị của BTC, không báo cáo Thủ tướng Chính phủ và BTC trước khi thực hiện, làm trái quy định của Chính phủ, pháp luật của Nhà nước, gây hậu quả thiệt hại đối với toàn bộ số vốn góp của PVN tại Oceanbank.

Tài liệu điều tra đến nay, chưa có căn cứ xác định hành vi liên quan của các cá nhân tại BTC có dấu hiệu tội phạm. 

   
 

Trước đó, Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT bộ Công an, vừa ký ban hành kết luận điều tra và đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng cùng các đồng phạm. Bản kết luận điều tra đang được chuyển sang VKSND Tối cao để thực hiện các thủ tục tố tụng tiếp theo.

Theo đó, ông Đinh La Thăng và 6 bị can khác bị đề nghị truy tố các tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.