Bộ trưởng bộ Giáo dục chịu trách nhiệm về chất lượng và quyết định sách giáo khoa

Bộ trưởng bộ Giáo dục chịu trách nhiệm về chất lượng và quyết định sách giáo khoa

Thứ 6, 14/06/2019 | 11:08
0

Theo đó, với 414/453 đại biểu đồng ý tán thành (chiếm 85,54%), Quốc hội đã thông qua dự án Luật Giáo dục (sửa đổi). Luật Giáo dục (sửa đổi) gồm 9 chương, 115 điều. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020.

Chính sách - Bộ trưởng bộ Giáo dục chịu trách nhiệm về chất lượng và quyết định sách giáo khoa

Kết quả biểu quyết thông qua luật Giáo dục (sửa đổi).

Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số 44/2009/QH12 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Trước đó, ngày 21/5/2019, Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi). Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội nhất trí với nội dung dự thảo Luật đã được chỉnh lý; đánh giá cao việc tiếp thu, giải trình đầy đủ, nghiêm túc các ý kiến góp ý và cho rằng dự thảo Luật cơ bản đáp ứng điều kiện để được xem xét, thông qua trong Kỳ họp này.

Trước khi các đại biểu biểu quyết thông qua dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình đã giải trình một số nội dung.

Có ý kiến đề nghị bổ sung các quy định về giấy chứng nhận hoàn thành chương trình phổ thông, kiến thức phổ thông vào hệ thống văn bằng, chứng chỉ; làm rõ giá trị pháp lý của các loại giấy chứng nhận.

Ý kiến của đại biểu là xác đáng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin được tiếp thu và bổ sung quy định về giá trị pháp lý của hai loại giấy chứng nhận này tại Điều 34 của dự thảo Luật. 

Về chương trình giáo dục phổ thông, có ý kiến đề nghị giảm bớt số lượng môn học nhằm giảm tải chương trình học và giảm áp lực cho học sinh. UBTV QH xin được báo cáo như sau: Số lượng các môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, Luật Giáo dục quy định mang tính nguyên tắc về yêu cầu, việc thẩm định, ban hành chương trình giáo dục phổ thông.

Việc bảo đảm chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu của phát triển xã hội, phù hợp với thông lệ quốc tế, tâm sinh lý học sinh được giao cho Bộ trưởng bộ GD&ĐT quyết định với sự giám sát của Quốc hội và xã hội như quy định của dự thảo Luật (các điều 8, 31).

Về sách giáo khoa, có ý kiến đề nghị quy định sách giáo khoa phải được sử dụng ổn định, lâu dài; có ý kiến đề nghị giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa; có ý kiến đề nghị giao thẩm quyền cho Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, ý kiến của đa số đại biểu đồng ý pháp điển hóa Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội XIII về: Có một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất cả nước, có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học, giao Bộ trưởng bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm về chất lượng và quyết định ban hành sách giáo khoa sử dụng trong cả nước.

Về thẩm quyền quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng ổn định trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu, Điều 32 dự thảo Luật đã được chỉnh lý cho phù hợp với quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương.

Về Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu, dự thảo Luật đã quy định cụ thể về thành phần Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa, bao gồm các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là các nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Trên cơ sở quy định cụ thể về thành phần, cơ cấu này, việc giao Bộ trưởng bộ GD&ĐT thành lập Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa theo từng môn học ở từng cấp học, để thẩm định sách giáo khoa và chịu trách nhiệm về sách giáo khoa giáo dục phổ thông là phù hợp với thẩm quyền chuyên môn mà vẫn bảo đảm tính khách quan.

Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị xin được giữ như dự thảo Luật (Điều 32).

Nhóm PV Quốc hội

Trên 88% ĐBQH biểu quyết thông qua luật Kiến trúc

Thứ 5, 13/06/2019 | 17:14
Với 88,64% đại biểu tán thành, luật Kiến trúc đã được Quốc hội thông qua vào chiều 13/6.

ĐBQH lên tiếng về việc nhận tội của bác sĩ Hoàng Công Lương

Thứ 5, 13/06/2019 | 14:03
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Quang Tuấn (đoàn Hà Nội) bày tỏ ý kiến của mình xoay quanh việc bị cáo Hoàng Công Lương thừa nhận tội Vô ý làm chết người.

ĐBQH đề xuất đóng “phí chia tay”: "Khoản tiền chỉ bằng bữa ăn sáng"

Thứ 5, 13/06/2019 | 12:33
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Hưng (đoàn Hà Nội), người đề xuất công dân đóng “phí chia tay” 3-5 USD cho mỗi lần đi nước ngoài cho rằng, khoản tiền này rất nhỏ, chỉ bằng bữa ăn sáng.
Cùng tác giả

Bộ Y tế cấp phép vắc-xin phòng sốt xuất huyết

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:31
Cục Quản lý Dược cấp phép cho 40 vắc-xin, sinh phẩm y tế, trong đó có vắc-xin sốt xuất huyết do Takeda sản xuất. 

Bảo đảm Kỳ họp thứ 7 diễn ra an toàn, hiệu quả, chất lượng cao nhất

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:26
Ông Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan, đơn vị khẩn trương tiếp thu, hoàn chỉnh các báo cáo, tờ trình, đảm bảo chất lượng cao nhất các nội dung trình Quốc hội.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét 39 nội dung

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:31
Dự kiến Kỳ họp thứ 7 sẽ khai mạc vào ngày 20/5 và bế mạc vào chiều ngày 27/6. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội với 2 đợt.

Nhiều kết quả tích cực về chuyển đổi số trong truyền thông pháp luật

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:09
Sáng kiến nâng cao cơ hội được tiếp cận hoạt động truyền thông pháp luật, tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho người lao động phi chính thức ở 5 xã thuộc Nghệ An.

Ứng dụng CNTT trong tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý là xu thế tất yếu

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:07
Sau 12 tháng triển khai thí điểm, sáng kiến đã xây dựng được mạng lưới truyền thông pháp luật, tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý trên nền tảng kỹ thuật số.
Cùng chuyên mục

Chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần được tính như thế nào?

Thứ 6, 17/05/2024 | 08:00
Bộ Quốc phòng đã có văn bản hướng dẫn một số điều Nghị định 27/2016/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân.

Thông tin người sử dụng đất ghi trên sổ đỏ thế nào theo đề xuất mới?

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:29
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính.

Thời hạn sử dụng nhà chung cư theo quy định mới nhất, ai cũng nên biết

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:44
Nhiều người, nhất là những người đang sinh sống tại chung cư, thắc mắc thời hạn sử dụng nhà chung cư theo Luật Nhà ở 2023 được quy định thế nào?

Người có lương hưu, trường hợp nào phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:12
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công quy định tại Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC là thu nhập tính thuế và thuế suất.

Đang nhận trợ cấp thất nghiệp có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Thứ 4, 15/05/2024 | 14:58
Đang nhận trợ cấp thất nghiệp có được hưởng bảo hiểm y tế là băn khoăn của không ít người lao động. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?
     
Nổi bật trong ngày

Chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần được tính như thế nào?

Thứ 6, 17/05/2024 | 08:00
Bộ Quốc phòng đã có văn bản hướng dẫn một số điều Nghị định 27/2016/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân.

Thời hạn sử dụng nhà chung cư theo quy định mới nhất, ai cũng nên biết

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:44
Nhiều người, nhất là những người đang sinh sống tại chung cư, thắc mắc thời hạn sử dụng nhà chung cư theo Luật Nhà ở 2023 được quy định thế nào?

Thông tin người sử dụng đất ghi trên sổ đỏ thế nào theo đề xuất mới?

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:29
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính.