Bộ trưởng Bộ Nội vụ nêu lý do cần thiết sửa Luật Lưu trữ

Hoàng Thị Bích
Thứ 6, 10/11/2023 | 16:09
0
Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, sau hơn 10 năm thực hiện Luật Lưu trữ (sửa đổi) đã bộc lộ những bất cập, hạn chế cần phải sửa đổi.

Khắc phục bất cập trong công tác lưu trữ

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều 10/11 Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Theo Bộ trưởng, sau hơn 10 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được, Luật Lưu trữ năm 2011 đã bộc lộ những bất cập, hạn chế như: Chưa kịp thời thể chế hoá các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực lưu trữ; nhiều vấn đề của thực tiễn chưa được Luật Lưu trữ năm 2011 quy định hoặc đã được quy định nhưng chưa cụ thể, gây khó khăn trong quá trình thực hiện như thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ, quản lý tài liệu lưu trữ điện tử, hoạt động lưu trữ tư và quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ.

Khẳng định việc xây dựng Luật Lưu trữ (sửa đổi) là cần thiết nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lưu trữ, đổi mới hoạt động quản lý và thực hiện các nghiệp vụ về lưu trữ, khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn công tác lưu trữ hiện nay, đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, toàn diện và hội nhập quốc tế. 

Dự thảo Luật gồm 9 chương, 68 điều (tăng 2 chương, 26 điều so với Luật Lưu trữ năm 2011), có các nội dung sửa đổi, bổ sung tập trung vào 4 chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 152, gồm: Quy định về thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ; quy định về lưu trữ tài liệu điện tử và tài liệu số; quy định về hoạt động lưu trữ tư; quy định về hoạt động dịch vụ lưu trữ.

Đối thoại - Bộ trưởng Bộ Nội vụ nêu lý do cần thiết sửa Luật Lưu trữ

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà trình bày tờ trình.

Về quy định về thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ, bà Trà cho biết, dự thảo Luật bổ sung các quy định về thẩm quyền quản lý tài liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam theo hướng phân định rõ thẩm quyền quản lý cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ;

Tài liệu lưu trữ Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam và Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam giữa cơ quan có thẩm quyền của Đảng và cơ quan quản lý Nhà nước về lưu trữ; phân cấp quản lý tài liệu lưu trữ giữa cơ quan lưu trữ của Nhà nước ở Trung ương và ở địa phương;

Thẩm quyền quản lý tài liệu các ngành quốc phòng, công an, ngoại giao và thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ cấp xã. "Qua đó, tạo hành lang pháp lý thống nhất quản lý tài liệu lưu trữ và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước", bà Trà nêu rõ.

Liên quan đến quy định về lưu trữ tài liệu điện tử và tài liệu số, dự thảo Luật quy định rõ các loại tài liệu lưu trữ điện tử; bản số hóa tài liệu lưu trữ; chuyển tài liệu lưu trữ số sang tài liệu lưu trữ giấy; xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ; hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ số; thu thập, bảo quản, sử dụng tài liệu lưu trữ số và hủy tài liệu lưu trữ số hết giá trị; Kho lưu trữ số; lưu trữ tài liệu lưu trữ điện tử khác.

Đối với quy định về hoạt động lưu trữ tư, dự thảo Luật quy định rõ yêu cầu của hoạt động lưu trữ tư; Nhà nước hỗ trợ hoạt động lưu trữ tư; quyền của tổ chức, cá nhân trong hoạt động lưu trữ tư; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động lưu trữ tư; các hoạt động lưu trữ tư; hoạt động nghiệp vụ lưu trữ tư; hoạt động lưu trữ phục vụ cộng đồng; mua, bán, trao đổi, hiến tặng tài liệu lưu trữ tư có giá trị đặc biệt; phát huy giá trị tài liệu lưu trữ tư.

Về quy định về hoạt động dịch vụ lưu trữ, bà Trà cho biết, dự thảo Luật quy định rõ các hoạt động dịch vụ lưu trữ; nguyên tắc hoạt động dịch vụ lưu trữ; tổ chức, cá nhân kinh doanh và cung cấp dịch vụ lưu trữ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân; chứng chỉ hành nghề lưu trữ.

Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ tư

Thẩm tra dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Pháp luật tán thành sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Lưu trữ năm 2011.

Về phạm vi điều chỉnh, Ủy ban Pháp luật cơ bản nhất trí với quy định của dự thảo Luật theo hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với hoạt động lưu trữ tư nhằm tạo hành lang pháp lý để các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động lưu trữ, góp phần bảo đảm lưu giữ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ tư phục vụ lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia,.

Đồng thời, thực hiện định hướng đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động lưu trữ, xây dựng một xã hội lưu trữ, một quốc gia lưu trữ.

Ủy ban Pháp luật đề nghị rà soát các quy định của dự thảo Luật với Luật Di sản văn hóa và các nội dung dự kiến sửa đổi Luật này liên quan đến quản lý tài liệu lưu trữ được công nhận là “di sản tư liệu”, tài liệu lưu trữ tư có giá trị đặc biệt được công nhận là bảo vật quốc gia để có quy định phù hợp, tránh chồng chéo, thiếu thống nhất giữa 2 luật.

Về thành phần Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam, Ủy ban Pháp luật cơ bản nhất trí với quy định của dự thảo Luật về Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam bao gồm toàn bộ tài liệu lưu trữ của nước Việt Nam, không phụ thuộc vào thời gian hình thành, nơi bảo quản, kỹ thuật ghi tin và vật mang tin.

Đối thoại - Bộ trưởng Bộ Nội vụ nêu lý do cần thiết sửa Luật Lưu trữ (Hình 2).

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng.

Ủy ban Pháp luật đề nghị xem xét, làm rõ một số quy định tại khoản 3 Điều 7 của dự thảo Luật, cụ thể là: Quy định tại điểm b khoản 3 về Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam gồm tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của “cơ quan, tổ chức, cá nhân không quy định tại điểm a khoản này” đã bao trùm tất cả cơ quan, tổ chức được nêu tại các điểm b, c và d khoản 3, do đó trùng lặp và thiếu chính xác; bổ sung quy định đối với tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cấp xã tại điểm c khoản 3 để bao quát đầy đủ tài liệu lưu trữ ở cấp xã.

Về thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ, ông Tùng cho biết đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật nhất trí với việc phân định thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ như quy định tại Điều 9 của dự thảo Luật;

Một số ý kiến đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo, làm rõ hơn về đặc thù của việc nộp lưu, quản lý, sử dụng tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của ngành ngoại giao, các thuận lợi và khó khăn (nếu có) để Quốc hội có cơ sở xem xét việc giao Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý, lưu trữ tài liệu của ngành ngoại giao, không nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử nhà nước.

Về lưu trữ tài liệu điện tử và tài liệu số, Ủy ban Pháp luật cơ bản nhất trí với các quy định của dự thảo Luật về lưu trữ tài liệu điện tử và tài liệu số.

Đồng thời, đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo đánh giá kỹ lưỡng, xác định rõ lộ trình thực hiện, nguồn lực và các điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện các quy định liên quan đến lưu trữ tài liệu điện tử và tài liệu số để bảo đảm tính khả thi....

ĐBQH: Nên có ưu đãi đi kèm khi áp thuế tối thiểu toàn cầu

Thứ 6, 10/11/2023 | 14:44
Các đại biểu cho rằng, thay vì thu hút đầu tư bằng hình thức ưu đãi thuế, Việt Nam sẽ phải sớm có chính sách ưu đãi phù hợp khi thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu.

ĐBQH: Phiên chất vấn rất thẳng thắn, sôi nổi, làm "nóng" nghị trường

Thứ 4, 08/11/2023 | 17:52
Lần đầu tiên trong nhiệm kỳ khóa XV, Thủ tướng, tất cả các Phó Thủ tướng Chính phủ và 21 vị Bộ trưởng, Trưởng ngành đã trực tiếp trả lời chất vấn của các ĐBQH.

ĐBQH tranh luận với Bộ trưởng Văn hóa về phim Đất rừng phương Nam

Thứ 4, 08/11/2023 | 09:57
ĐBQH Trịnh Xuân An cho rằng, bộ phim Đất rừng phương Nam chất lượng kiểm định và trách nhiệm chưa cao, những nội dung nếu đã coi là sai sót thì phải sửa.
Cùng tác giả

Cử tri đánh giá cao công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:30
Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục đạt được kết quả quan trọng, toàn diện, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai.

Hàng loạt vấn đề quan trọng được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7

Thứ 2, 20/05/2024 | 10:02
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị các ĐBQH xem xét, thảo luận kỹ lưỡng để việc quyết định công tác nhân sự bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định.

Sáng nay Quốc hội khai mạc, bắt đầu quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội

Thứ 2, 20/05/2024 | 06:24
Vào 9h, Quốc hội họp Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan kêu gọi nhân viên ngành y đăng ký hiến mô, tạng

Chủ nhật, 19/05/2024 | 19:30
Theo người đứng đầu ngành y tế, tỉ lệ đăng ký hiến mô, tạng của người dân nói chung và đặc biệt tỉ lệ hiến mô, tạng sau khi chết não của Việt Nam còn rất thấp.

Giọt nước mắt hạnh phúc của các gia đình mòn mỏi “tìm” con

Chủ nhật, 19/05/2024 | 15:48
Có những gia đình phải mất 5, 6 năm, 12 năm đằng đẵng đi tìm tiếng nói cười trẻ thơ. Trên tất cả niềm mong mỏi ấy đã mỉm cười với họ.
Cùng chuyên mục

Cử tri đánh giá cao công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:30
Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục đạt được kết quả quan trọng, toàn diện, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai.

Hàng loạt vấn đề quan trọng được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7

Thứ 2, 20/05/2024 | 10:02
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị các ĐBQH xem xét, thảo luận kỹ lưỡng để việc quyết định công tác nhân sự bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định.

Sáng nay Quốc hội khai mạc, bắt đầu quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội

Thứ 2, 20/05/2024 | 06:24
Vào 9h, Quốc hội họp Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.

Rà soát công tác chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Chủ nhật, 19/05/2024 | 15:48
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV sẽ thực hiện khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung quan trọng.

Các lĩnh vực dự kiến chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV

Chủ nhật, 19/05/2024 | 11:26
Quốc hội sẽ xin ý kiến đại biểu Quốc hội lựa chọn 4/5 lĩnh vực để chất vấn tại Kỳ họp thứ 7 gồm: TN&MT, Kiểm toán, Công Thương, Văn hoá - Thể thao và Du lịch, GD&ĐT.
     
Nổi bật trong ngày

Cử tri đánh giá cao công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:30
Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục đạt được kết quả quan trọng, toàn diện, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai.

Rà soát công tác chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Chủ nhật, 19/05/2024 | 15:48
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV sẽ thực hiện khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung quan trọng.

Trình Quốc hội phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe

Chủ nhật, 19/05/2024 | 11:25
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất chọn phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn với lái xe tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trình Quốc hội tại Kỳ họp 7.

Hàng loạt vấn đề quan trọng được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7

Thứ 2, 20/05/2024 | 10:02
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị các ĐBQH xem xét, thảo luận kỹ lưỡng để việc quyết định công tác nhân sự bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định.

Sáng nay Quốc hội khai mạc, bắt đầu quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội

Thứ 2, 20/05/2024 | 06:24
Vào 9h, Quốc hội họp Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.