Bộ trưởng KH&ĐT: Nhiều lĩnh vực đã có tín hiệu tích cực hơn

Nguyễn Thu Huyền

Nguyễn Thu Huyền

Thứ 6, 05/05/2023 10:48

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, các vấn đề tồn đọng như dự án thua lỗ, ngân hàng yếu kém, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, BĐS đã có chuyển biến tích cực.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2023 sáng 5/5, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, bước sang tháng 4, nhiều chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn ban hành từ đầu năm đến nay bắt đầu có hiệu ứng tác động, tháng 4 cũng là tháng bước vào giai đoạn đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, nhất là du lịch.

Nhờ đó, đã có nhiều chuyển biến tích cực trong một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, đầu tư công, khơi thông điểm nghẽn về dòng tiền trong nền kinh tế.

Các tổ chức quốc tế có uy tín như IMF, WB, OECD,… tiếp tục dự báo triển vọng tích cực về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2023.

Bộ trưởng nêu rõ, kết quả đạt được trong tháng 4 đã đóng góp quan trọng vào kết quả chung của 4 tháng đầu năm 2023.

Trong đó, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, trong đó tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng tăng 3,84% so với cùng kỳ, giảm dần so với quý I (4,18%) và 2 tháng đầu năm (4,6%); chỉ số lạm phát cơ bản 4 tháng đã chuyển biến tích cực hơn, nhưng cần tiếp tục lưu ý.

Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, chủ động điều hành chính sách tiền tệ, hỗ trợ giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định tỉ giá phù hợp với diễn biến thị trường, bảo đảm an toàn, thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh được duy trì, một số lĩnh vực có mức tăng khá. Sản xuất nông nghiệp ổn định; chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) bước đầu có tín hiệu tốt.

Khu vực dịch vụ tiếp tục phục hồi tích cực. Khách quốc tế đến nước ta 4 tháng ước đạt gần 3,7 triệu lượt khách, gấp 19,2 lần cùng kỳ năm 2022. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 4 tháng đạt gần 50.000 doanh nghiệp, tăng 0,6% so với cùng kỳ.

Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Cơ quan nghiên cứu và phân tích EIU thuộc Tập đoàn Tư vấn Economist Group (Anh) vừa công bố bảng xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu quý II/2023, trong đó ghi nhận Việt Nam có mức thăng hạng nhiều nhất trong số các nền kinh tế được xếp hạng (tăng 12 bậc).

Các vấn đề tồn đọng như dự án thua lỗ, ngân hàng yếu kém tiếp tục được tập trung tháo gỡ; thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản bước đầu đã có chuyển biến tích cực.

Một số dự án bất động sản tại Tp.HCM, Bình Dương,… đã được tháo gỡ vướng mắc kéo dài nhiều năm về tiền sử dụng đất, thủ tục đầu tư, cấp giấy chứng nhận…

Kinh tế vĩ mô - Bộ trưởng KH&ĐT: Nhiều lĩnh vực đã có tín hiệu tích cực hơn

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, điều hành kinh tế vĩ mô vẫn còn chịu nhiều áp lực lớn.

Về một số khó khăn, hạn chế, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết diễn biến bất lợi, khó lường của thế giới tiếp tục ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, nhất là sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, đầu tư, thu hút FDI vẫn còn gặp khó khăn. 

Điều hành kinh tế vĩ mô tiếp tục chịu nhiều áp lực. Thị trường trong nước còn nhiều dư địa nhưng chưa được khai thác hết hiệu quả. Rủi ro dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu diễn biến trái quy luật, khó dự báo.

Bộ trưởng cho rằng, tình hình trên đòi hỏi các giải pháp điều hành quyết liệt, chủ động, kịp thời và phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng hơn; phát huy kết quả đã đạt được trong tháo gỡ các nút thắt, vướng mắc của nền kinh tế, các thị trường; tranh thủ cơ hội, dư địa chính sách để tận dụng thời gian, cơ hội phục hồi kinh tế, phát triển các nhân tố nền tảng, bền vững như tăng trưởng xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn,....

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.