Tuy chưa đến phiên chất vấn trực tiếp các bộ trưởng nhưng tại phiên chất vấn về công tác chất vấn, trả lời chất vấn sáng nay, nhiều đại biểu quốc hội đã đặt thẳng vấn đề, truy trách nhiệm của các “chỉ huy trưởng” các ngành trong một số vụ việc. Trong đó, các vấn đề được đại biểu quan tâm là: xả lũ, quy hoạch thủy điện, giải quyết khó khăn cho người dân vùng thủy điện, đặc biệt là vấn đề thời sự suy đồi đạo đức qua các vụ thẩm mỹ viện Cát tường, án oan 10 năm ở Bắc Giang.
Đại biểu Nguyễn Thị quyết tâm, TP HCM chất vấn: Vụ việc Cát tường, án oan rất nghiêm trọng….các bộ trưởng cho biết ý kiến của cử tri đánh giá xuống cấp đạo đức đúng hay sai? Đánh giá nguyên nhân vì sao khi nhiều việc được đánh giá nhiều việc đánh giá là tốt nhưng tình hình đạo đức lại kém như vậy. Đặc biệt, phải nêu được trách nhiệm của các Bộ trưởng.
Trả lời chất vấn, bộ trưởng Bộ y tế cho rằng, liên quan đến vụ thẩm mỹ viện Cát tường dù là nguyên nhân trực tiếp hay dán tiếp, chủ quan hay khách quan thì Bộ y tế, người đứng đầu Bộ Y tế đều có trách nhiệm liên quan.
“Đạo đức nghề nghiệp ở lĩnh vực nào cũng có. Đạo đức ngành Y không thể hình thành chỉ qua sáu năm đào tạo ngành nghề mà phải từ lúc lọt lòng mẹ chào đời đến lúc sang thế giới bên kia đều cần sự giáo dục của gia đình, xã hội và sự rèn luyện của chính nhân cách bản thân người đó. Vụ Cát Tường là điển hình không chỉ đạo đức ngành y mà là mất nhân tính của con người gây ra đau đớn , bức xúc không chỉ cho nạn nhân mà là nỗi ám ảnh lớn nhất của ngành y. Tất cả cán bộ ngành y chúng tôi đều có cảm giác không thể tìm ra sự thật.”, bà Tiến nói.
Bộ trưởng Bộ Y Tế trả lời chất vấn của ĐBQH sáng nay
Phân tích nguyên nhân xuống cấp đạo đức, bộ trưởng Tiến cho rằng có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là bản thân con người đó không rèn luyện được chính mình. Thêm vào đó, cơ chế thị trường có tác động tiêu cực là lợi nhuận, mong muốn kiếm được nhiều tiền, vượt quá khả năng, trách nhiệm của mình. Nguyên nhân thứ 3 là các cơ sở y tế công quá tải, một số cán bộ y tế không đáp ứng được cả về thái độ lẫn trách nhiệm. Ngoài ra, người dân do tin vào quảng cáo đã tự đi đến cácc nơi không có cơ sở vật chất đầy đủ để làm dịch vụ.
Bộ trưởng Tiến cũng đã đưa ra một số giải pháp cho rằng Bộ y tế đã và sẽ triển khai.
“Vụ việc là đòn cảnh tỉnh đối với ngành y tế để vượt qua các khó khăn quyết tâm sửa chữa. Về văn bản quy phạm pháp luật, những văn bản luật, nghị định thông tư đã quy định rõ những lĩnh vực nào thì được hành nghề và hành nghề trong điều kiện nào. Tại một số địa phương như Hà Nội còn giao quyền quản lý cho các cấp, đặc biệt thành lập tổ quản lý liên ngành, quản lý các hoạt động y tế trên địa bàn.
Thứ hai, chúng tôi đã ban hành thông tư, rút giây phép và đình chỉ các cơ sở hành nghề công lập và ngoài công lập và ra thông tư, đạo đức xử nghề nghiệp. Nhiều người có ý kiến nhưng chúng nói rằng, ngành y là đụng chạm đến sức khỏe, tính mạng của người dân, kỹ sư mà sai sót nhỏ chỉ làm hỏng cái máy vi tính còn chúng ta mà sai sót là ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân và sự tai biến của y khoa khồng phải là hàng tháng, hàng ngày, hàng giờ mà là hàng phút. Không chỉ ở nước ta mà ở cả các nước phát triển như Hoa Kỳ, tỷ lệ tự vong mẹ trên 1000 trẻ để sống cũng là 7 người. Nhân lên với dân số cũng không phải một ngày có mấy mẹ tử vong. Ngoài tách nhiệm chuyên môn còn có trách nhiệm lương tâm nên rất nặng nề, nên chúng tôi vẫn quyết tâm ban hành thông tư này.
Thứ 3, chúng tôi thành lập đường dây nóng ở ba cấp, chúng tôi sẽ sớm triển khai để người dân có thể phản ánh các sự việc bất thường liên quan đến ngành y tế”, bộ trưởng Tiến trình bày.
Bà Tiến cũng cho biết , thời gian qua, Bộ y tế đã nhân hơn 1000 cuộc điện thoại phản ánh từ người dân, trong đó hơn 50% người dân phản ánh thái độ không tốt của cán bộ ngành y tế. Với những vụ việc này, Bộ Y tế sẽ chấn chỉnh bằng các biện pháp hành chính, thi đua, tài chính và xử phạt theo luật công chức và viên chức.
Nhằm chấn chỉnh đạo đức ngành Y, theo bà Tiến, thời gian qua ngành y tế đã triển khai một việc chưa từng có trong lịch sử đó là tổ chức 11 lớp quy tắc ứng xử đạo đức cho khoảng sáu nghìn cán bộ y tế.
Bên cạnh việc thừa nhận những sai sót, trong đó có trách nhiệm của Bộ y tế, bộ trưởng Bộ y tế, phân tích nguyên nhân và đưa ra các giải pháp, bộ Trưởng Tiến cũng mon các đại biểu quốc hộ, nhân dân có cái nhìn khoan dung, toàn diện đối với ngành y tế.
“Chúng tôi nghĩ đạo đức nghề nghiệp là vấn đề rất lơn, nhât là đạo đức ngành y. Chúng tôi cảm nhận sâu sắc vấn đề này và rất mong các đại biểu quốc hội, nhân dân theo dõi cùng chúng tôi. Đây là 1 lần ngành y tế sốc lại, chúng tôi mong đại biểu quốc hồi và người dân nhìn một cách khoan dung và toàn diện hơn. Một năm ngành y tế khám chữa benẹh cho 120 lượt triệu người khám chữa bệnh cho người chưa có bảo hiểm y tế và hàng trăm nghìn lượt khám bệnh ở các dịch vụ nên cũng có ít nhiều tai biến, có những cán bộ y tế con sâu làm rầu nồi canh không đủ chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp. Hy vọng thời gian tới sẽ có những đột phá về đào tạo chuyên môn”, bà Tiến kết thúc phần trả lời chất vấn của các đại biểu.
Ngoài ra bộ trưởng Tiến cũng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về trách nhiệm của Bộ y tế khi không dựa trên các cơ sở khoa học mà dựa vào tài liệu hoa kỳ nghiên cứu và không chứng minh được hậu quả của chất hóa học dioxin đem đến cho một bộ phần người dân đang nhiễm chất độc hại này.
Thủy điện xả lũ gây 'lũ chồng lũ' phải xử lý hình sự Việc thủy điện xả lũ gây thiệt hại nặng cho người dân cũng là vấn đề nóng được nhiều đại biểu quốc hội đưa ra trong phiên họp sáng nay. Đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.HCM) đặt vấn đề: Những ngày hôm nay trong khi chúng ta đang ngồi đây họp thì miền Trung đang lũ mà dư luận cho rằng lũ chồng lũ là do thủy điện xả nước không đúng quy định. Vậy tôi hỏi Bộ trưởng Bộ Công thương vấn đề này như thế nào? Trách nhiệm ra sao? Đề nghị phải có quy định, quy chế chặt chẽ về xả lũ để đảm bảo an toàn cho người dân cũng như “để xử lý hình sự, truy cứu trách nhiệm hình sự rất nặng trong việc xả lũ. Không thể vì lợi ích nhỏ mà hi sinh lợi ích lớn của nhân dân thế này”. Đồng quan điểm, ĐB Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh) cũng cho rằng, mặc dù Chính phủ, địa phương cũng rất quan tâm đến vấn đề bão lũ. Chính phủ cũng cử đến hai Phó thủ tướng lo vấn đề này nhưng Phó Thủ tướng đi thì lũ lại về, dân nghèo càng nghèo hơn. “Không có giải pháp căn cơ thì có Phó thủ tướng vào chỉ đạo quyết liệt nhưng Phó thủ tướng đi thì lũ lại về thôi. Những vùng thường xuyên lũ như vậy thì cứ làm khá lên một tí thì qua một mùa lũ lại nghèo lại. Vì vậy bà con cử tri kiến nghị Chính phủ cần có giải pháp căn cơ để bảo đảm tính mạng, đời sống của người dân vùng lũ”, ĐB Phúc nói. ĐB Phúc cũng cho rằng, không thể chấp nhận được việc xả lũ mà chính quyền địa phương không biết, người dân không biết.“Trong việc này, cơ quan chức năng Phải điều tra, xử lý trách nhiệm hình sự cho nghiêm. Không thể chấp nhận được việc xả lũ làm nhiều người chết như vậy mà không ai chịu trách nhiệm”, ĐB Phúc đề nghị. |
H.Minh